14/03/2023 GIAO DỊCH VIÊN CHỨNG KHOÁN

GIAO DỊCH VIÊN CHỨNG KHOÁN

Ứng tuyển: Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến bằng cách gửi qua mail hr@vintrust.vn Hạn chót nhận hồ sơ: 30/03/2023.

xem bài viết
11/05/2022 NGÀNH DU LỊCH THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 - LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI TÍN HIỆU BÙNG NỔ TRONG THÁNG 5?

NGÀNH DU LỊCH THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 - LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI TÍN HIỆU BÙNG NỔ TRONG THÁNG 5?

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4-2022 đạt 101.400 lượt khách, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192.400 lượt khách, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Còn với vận tải hành khách tháng 4/2022 ước đạt 358,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,7% so với tháng trước và luân chuyển 17,2 tỷ lượt khách.km, tăng 19,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, vận tải hành khách đạt 1.224,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 3%) và luân chuyển 56,1 tỷ lượt khách.km, giảm 0,7% (cùng kỳ năm trước giảm 2,9%). Đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ngành Du lịch đã phục vụ khoảng 5 triệu lượt khách nội địa, trong đó có khoảng 2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Nhiều địa phương đã đạt và vượt chỉ tiêu phục vụ khách du lịch so với cùng kỳ năm 2021: Thanh Hoá (898.000 lượt khách, tổng thu du lịch khoảng 1.960 tỷ đồng); TP. Hồ Chí Minh (620.000 lượt khách, tổng thu từ khách đạt 1.610 tỷ đồng); Hà Nội (550.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch ước trên 1.500 tỷ đồng); Cần Thơ: (395.000 lượt khách, tổng thu đạt 181 tỷ đồng); Khánh Hoà (275.500 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 529 tỷ đồng); Lâm Đồng (130.000 lượt khách, doanh thu đạt 234 tỷ đồng); Quảng Trị (70.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 50 tỷ đồng)... Như vậy những con số trên chứng minh cho thấy cuối tháng 4 và đầu tháng 5 là bước đột phá ngành du lịch, thậm chí ngay từ trong quý 1/2022 ngành du lịch ghi nhận lượt khách gia tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt trong dịp nghỉ lễ dài ngày mới đây tác động tích cực đến ngành. Không chỉ thế theo các công ty chứng khoán dự kiến số lượng ngày tăng thêm trong tháng 5 và đặc biệt là quý 2/2022 và quý 3/2022 khi mùa hè đang đến gần nhu cầu du lịch ngày càng cao. Dưới đây là danh sách các cổ phiếu ngành du lịch: hững con số trên chứng minh cho thấy cuối tháng 4 và đầu tháng 5 là bước đột phá ngành du lịch, thậm chí ngay từ trong quý 1/2022 ngành du lịch ghi nhận lượt khách gia tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt trong dịp nghỉ lễ dài ngày mới đây tác động tích cực đến ngành. Không chỉ thế theo các công ty chứng khoán dự kiến số lượng ngày tăng thêm trong tháng 5 và đặc biệt là quý 2/2022 và quý 3/2022 khi mùa hè đang đến gần nhu cầu du lịch ngày càng cao.

xem bài viết
10/05/2022 VINTRUST SHARING 01: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 20 NĂM ++

VINTRUST SHARING 01: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 20 NĂM ++

Mục tiêu: Phát triển kiến thức/kỹ năng và gắn kết đội ngũ Vintrust Đối tượng: Đội ngũ VinTrust Khách mời: Anh Nguyễn Thịnh Đạt - Trưởng phòng môi giới MBS Nội dung chia sẻ bao gồm: Tổ chức tham gia ngành chứng khoán: CTCK, DNNN, CPH, DNTN Các chu kỳ thịnh vượng (bùng nổ) và khủng hoảng (suy thoái) Câu chuyện vị thế: Lòng tham và Nỗi sợ hãi Các DN 15 tuổi vươn tầm và những tỷ phú đầu tiên Tương lai 10 năm tới, tương lai thế hệ trẻ 8x -9x

xem bài viết
09/05/2022 BÍ KÍP CHỌN CỔ PHIẾU “VÀNG” TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

BÍ KÍP CHỌN CỔ PHIẾU “VÀNG” TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Theo giới chuyên gia, số lượng tài khoản gia tăng đồng nghĩa với việc đầu tư chứng khoán năm 2022 không còn dễ dàng. Tiêu điểm trong cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nhà đầu tư chứng kiến thị trường chứng khoán liên tục giảm có phiên giảm đến hơn 80 điểm. Những con số tác động rất lớn đến tâm lý thậm chí tăng phần bi quan cho người chơi. Song những cổ phiếu tốt vẫn có cơ hội sinh lời lớn. Chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra 4 bí kíp giúp nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu tốt.

xem bài viết
27/04/2022 LẬP NGÂN SÁCH CHI TIÊU BẮT ĐẦU TỪ MỐC SỐ 0

LẬP NGÂN SÁCH CHI TIÊU BẮT ĐẦU TỪ MỐC SỐ 0

Ngay cả khi thu nhập ổn định, thậm chí tăng lương đều đặn, bạn đã bao giờ thoát khỏi tình trạng “con số không cuối tháng” chưa? Nhất thời không dám đề cập đến việc tích cóp dự phòng, quản lý tài chính cá nhân sao cho cả tháng không bị “thiếu trước, thâm hụt sau” tự nó đã là một thành công lớn rồi đấy. Liệu có phương pháp chi tiêu nào thích hợp cho một mục tiêu cơ bản như thế hay không? Zero-based budgeting, hay “Lập ngân sách dựa trên số 0” chính là câu trả lời dành cho bạn. Zero-based budgeting là gì? Zero-Based Budgeting hiểu đơn giản là phương pháp “Lập ngân sách từ con số 0”. Phương pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản là mỗi khoản tiền trong tài khoản đều có mục tiêu sử dụng rõ ràng. Thay vì mãi luẩn quẩn với các khoản chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền sinh hoạt cá nhân, hóa đơn điện nước hàng tháng… ZBB sẽ giúp ta phân loại và kiểm soát 100% thu nhập của mình ngay từ đầu. Hay hiểu theo cách khác, mỗi khi tiếng “ting ting” báo lương ùa về, ta tiến hành phân loại 100% số tiền đó, thì số dư còn lại là 0 đồng. Lập ngân sách từ con số 0 chính là ở chỗ này. Các phương pháp quản lý tài chính khác sẽ không phân loại 100% như vậy. Chính điều này khiến cho ZBB trở nên khác biệt hơn. Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả theo phương pháp Zero-based budgeting: Bước 1: Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn Thông thường, cuối tháng cũ - đầu tháng mới là thời điểm dễ xác định các khoản chi nhất. Khi bạn đã chọn thời gian khởi hành, hãy ghi lại tất cả các khoản thu nhập của bạn, không khấu trừ, vào nhật ký hoặc lập bảng Excel để dễ xem. Thu nhập bao gồm lương chính, thu nhập từ công việc phụ, phụ cấp, lãi tiết kiệm và tất cả các nguồn thu nhập khác mà bạn nhận được hàng tháng. Bước 2: Theo dõi tất cả các chi tiêu trong tháng Khi áp dụng zero-based budgeting, bạn phải nghiêm ngặt với việc rút tiền từ ví của mình, ngay cả khi chi tiêu thất thường hoặc thất thường. Bắt đầu ghi lại các khoản chi tiêu của bạn, xem bạn thường chi bao nhiêu và cho những khoản nào. Sau 23 tháng, bạn nên có một khuôn khổ chi tiêu đủ rõ ràng. Nó cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định những gì có thể giảm bớt và những gì cần bổ sung. Nếu bạn thường thực hiện các giao dịch bằng thẻ hoặc ví điện tử, bạn phải rất cẩn thận khi ghi chép. Sự tiện lợi của hai phương thức thanh toán này thường khiến bạn có thể quên hoặc quên mục đích chi tiêu. Bước 3: Liệt kê mọi khoản chi dự tính Ở bước này, bạn cần liệt kê tất cả các khoản chi tiêu đã lên kế hoạch. Bắt đầu với những khoản chi lớn cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà, điện, nước, học phí, v.v. Tiếp đến là các khoản chi nhỏ hơn như xăng hoặc các khoản không cố định như quà sinh nhật, tiền mua sách mới hoặc giày mới. Bước 4: So sánh tiền vào và tiền ra Khi bạn đã ước tính chi phí hàng tháng của mình, hãy cộng chúng lại và so sánh với thu nhập của bạn. Từ đó, bạn sẽ thấy mình chi tiêu nhiều nhất vào lĩnh vực nào, lĩnh vực nào cần chi tiêu nhiều hơn. Zero-based budgeting giúp bạn hiểu tiền của mình vào và ra ở đâu, vì vậy bạn không tiêu tiền không nên tiêu, chẳng hạn như tiền dùng để trả điện và nước không thể dùng để mua phim vé. Bước 5: Tiền tiết kiệm và tiền khẩn cấp cũng là một khoản chi Sau khi trừ tổng thu nhập của bạn khỏi tổng chi phí, nếu bạn vẫn còn số dư, bạn nên tạo mục tiêu cho nhóm số dư của mình. Nói một cách đơn giản, số tiền dư sẽ được đưa vào tiết kiệm. Tiết kiệm cũng nên được ghi nhận như một loại chi phí. Nếu số tiền bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được trong tháng, bạn phải tăng thu nhập hoặc giảm chi phí của mình. Nếu có thể, hãy dành một số tiền của bạn cho các chi phí khẩn cấp như sửa xe, thuốc men, v.v. Tiền khẩn cấp khác với tiền tiết kiệm. Dành khoảng 510% thu nhập hàng tháng của bạn cho khoản chi phí khẩn cấp này. Ưu và nhược điểm của phương pháp Zero-based budgeting Hiểu được ZBB chỉ là bước đầu. Quan trọng hơn, việc nắm rõ các ưu nhược điểm của phương pháp sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện. Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là chúng ta có thể đánh giá được tổng quan vấn đề thu chi của bản thân cũng như những ưu tiên trong cuộc sống. Nếu áp dụng nghiêm túc, ZBB sẽ giúp chúng ta tránh được trường hợp bội chi ngân sách. Đổi lại, thời gian lập kế hoạch và thực hiện của phương pháp này dài hơn do phải quan sát chi tiết các khoản thu chi để tìm được ngân sách hợp lý cho từng nhóm chi phí. Bên cạnh đó, do mọi khoản chi tiêu đều được phân chia từ ban đầu nên đòi hỏi chúng ta phải theo dõi sát sao từng đồng tiền trong ngân sách. Điều này đôi lúc gây ra tâm trạng chán nản do chúng ta dễ cảm thấy bản thân là một người keo kiệt, dè xẻn. Ngoài ra, chúng ta còn cần “linh hoạt” với các khoản ngân sách. Chẳng hạn, nếu có khoản chi phát sinh, chúng ta phải giảm một khoản chi khác như sinh hoạt phí để đảm bảo số dư luôn bằng 0. Bất kỳ một kế hoạch nào cũng cần sự đầu tư nghiêm túc. Thế nên một khi quyết định bắt tay quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp ZBB, chúng ta nên thực hiện đều đặn hàng tháng và duy trì trong dài hạn để đạt hiệu quả tốt nhất.

xem bài viết
17/05/2023 GIAO DỊCH VIÊN CHỨNG KHOÁN

GIAO DỊCH VIÊN CHỨNG KHOÁN

Ứng tuyển: Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến bằng cách gửi qua mail hr@vintrust.vn Hạn chót nhận hồ sơ: 30/06/2023.

xem bài viết