BẠN ĐANG Ở ĐÂU TRONG KIM TỨ ĐỒ ROBERT KIYOSAKI

Ngày đăng 13/05/2022

 

Kim tứ đồ Robert Kiyosaki hay Kim tứ đồ Cashflow là thuật ngữ do Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ – đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách nó được kiếm ra như thế nào. Mô hình của Robert Kiyosaki gồm có 4 nhóm người được chia ra bởi 2 đường thẳng vuông góc. Ở mỗi ô (mỗi nhóm) sẽ có 1 chữ cái đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Bao gồm:
 
  • E: Người làm thuê (Employee) – làm việc cho người khác. Nhóm này chiếm đại đa số, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, luật sư, công nhân viên, giám đốc được thuê để điều hành,...
  • S: Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ (Self-employed/Small business owner) – nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ. Ví dụ: Bác sĩ mở phòng mạch riêng, luật sư mở văn phòng riêng, một người mở quán ăn, café,…
  • B: Chủ doanh nghiệp (Business owner) – nơi một người có một “hệ thống” kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền. Nhóm này sở hữu một hệ thống và con người làm việc cho họ. Ví dụ: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viettel,…
  • I: Nhà đầu tư (Investor) – Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn. Nhóm này dùng tiền làm việc cho họ, tiền đẻ ra tiền.
 
Chính những quan điểm về giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, niềm tin, sở thích, thói quen,… khác nhau, đặc biệt là cách cư xử khác nhau trước nỗi sợ thất bại, nỗi sợ mất mát tiền bạc đã tạo nên những cách kiếm tiền khác nhau, từ đó tạo nên 4 nhóm người khác nhau.
 
Cụ thể:
 
  • Nhóm L luôn tìm đến một sự bảo đảm an toàn về công việc, thu nhập và các điều kiện phúc lợi. Khi đối mặt với nỗi sợ thất bại hay rủi ro về tiền bạc, họ không muốn chấp nhận rủi ro hoặc là họ không sợ nhưng họ chưa biết cách quản trị rủi ro, cho nên họ chọn giải pháp an toàn, bảo đảm.
 
  • Nhóm S thì độc lập trong suy nghĩ, tự do trong cách làm, họ luôn tìm đến một sự độc lập trong công việc, họ không tin là có ai khác làm tốt hơn “cách mà họ thấy đúng”, họ muốn tự tay mình làm và không mấy thích thú việc chia sẻ công việc. Trên hết, họ không muốn thu nhập của mình bị phụ thuộc vào bất kỳ ai mà do họ tự quyết định, cho nên họ tự doanh, họ tự làm cho bản thân mình, hoặc thuê thêm nhân viên vào làm chung với mình.
 
  • Nhóm B thì quan tâm đến việc xây dựng hệ thống kinh doanh làm việc cho mình, họ thích được vây quanh bởi những người giỏi ở cả 4 nhóm, họ thích phân chia công việc và hướng đến sự tự do tài chính. Cho nên họ thành lập doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh.
 
  • Nhóm I thì "hứng thú" với rủi ro, vì với họ “rủi ro là nguồn gốc của lợi nhuận”, khi đối mặt với rủi ro, họ tự nhủ phải thật “khôn ngoan” và học cách quản trị rủi ro, đồng thời họ cũng luôn hướng đến sự tự do tài chính. Vì đạt được tự do tài chính thì sẽ đạt được tự do cá nhân (trong khuôn khổ luật pháp). Do đó, họ tìm cách đầu tư vào các tài sản mang lại thu nhập (thụ động) cho mình mà không cần phải bỏ thời gian, công sức làm việc nhiều.



 
  1. Nhóm L (Employee)
 
Nhóm này gồm những người làm công (hay làm thuê). Họ làm việc cho một cá nhân hay một tổ chức, một doanh nghiệp nào đó và được trả lương. Trong công việc, họ đóng vai trò là nhân viên, nếu là sếp thì sẽ có sếp lớn hơn. Những người nhóm L tạo ra thu nhập bằng cách đánh đổi thời gian, sức lao động, trí tuệ, sức khỏe,… của mình. Thu nhập của họ là thu nhập chủ động.
 
Nhóm L có một số đặc điểm công việc và thu nhập như:
 
  • Có một công việc cố định và khá ổn định.
 
  • Nếu họ nghỉ việc thì họ sẽ không có thu nhập.
 
  • Làm việc cho một cá nhân hoặc một tổ chức, một doanh nghiệp nào đó. Thời gian làm việc một ngày 8 tiếng hoặc hơn, cố định và không linh hoạt. Được trả một mức lương khá ổn định theo định kỳ. Ngoài lương, những người nhóm L còn được nhận các khoản phụ cấp và phúc lợi như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,…
 
  • Ngoài pháp luật ra thì họ phải làm việc theo ý chí và niềm tin của người khác (Quản lý, Sếp hoặc Chủ lao động của họ).
 
Mặc dù có một mức thu nhập và công việc ổn định, được đảm bảo các khoản phụ cấp, phúc lợi nhưng mức thu nhập của nhóm L bị phụ thuộc vào Chủ lao động của họ, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, tình hình thị trường và vào năng lực cá nhân của họ. Chưa kể, có một số công việc có tính chất chỉ cho phép con người ta làm đến một độ tuổi nào đó.
 
Nếu nhóm L có thể làm việc như vậy suốt đời thì cũng rất khó để giàu có và tự do tài chính vì thu nhập của họ là thu nhập chủ động và mức thu nhập thường không cao. Nếu thu nhập cao thì đòi hỏi họ phải có năng lực cao, thời gian làm việc nhiều hơn, bận bịu hơn, ít thời gian để lo cho bản thân và gia đình.
 
Hơn nữa, trong suốt quãng đời của mình những người nhóm L sẽ luôn “lặp đi lặp lại” một chu trình đó là bán thời gian, sức lực, trí tuệ cho người khác để kiếm thu nhập. Tình trạng này được Robert Kiyosaki gọi là “Vòng Chuột” (Rat Race), với hàm ý là một sự theo đuổi vô nghĩa, không có lối thoát.
 
  1. Nhóm S (Self – Employed)
 
Nhóm này gồm những người tự doanh. Họ có thể tự làm cho mình hoặc thuê mướn lao động làm cùng với mình. Họ thường có một doanh nghiệp nhỏ, một cơ sở kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó và làm việc cùng với một số nhân viên mà họ thuê mướn. Họ đóng vai trò vừa là nhân viên vừa là ông chủ, họ là một thành phần hoặc là chính hệ thống kinh doanh đó, tức họ làm việc cho chính mình.
 
Ví dụ như: chủ shop quần áo, một thợ hớt tóc là chủ một tiệm hớt tóc, một luật sư tự mở văn phòng luật, chủ tạp hóa, chủ xe hủ tiếu, chủ quán cafe, các Freelancer làm việc tự do,…
 
Nhóm S có một số đặc điểm công việc và thu nhập như
 
  • Thường có mức thu nhập cao hơn nhóm L.
 
  • Nhóm S chịu áp lực công việc và rủi ro cao hơn so với nhóm L.
 
  • Họ có thể tự mình sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách linh hoạt theo ý chí của mình.
 
  • Công việc và thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường
 
  • Vì tự làm thuê và tự trả lương cho mình nên thu nhập của họ phụ thuộc nhiều vào thời gian, sức lực, sức khỏe do chính họ bỏ ra.
 
  • Ngoài pháp luật ra thì họ chỉ làm việc theo ý chí và niềm tin của mình
 
Những người nhóm S cũng tạo ra thu nhập bằng cách đánh đổi thời gian, sức lao động, sức khỏe, trí tuệ… của mình để tạo ra thu nhập. Nếu họ tự làm cho mình 100% thì khi họ nghỉ làm thu nhập sẽ dừng lại. Thu nhập của họ là thu nhập chủ động, nhưng khác biệt so với nhóm L là những người nhóm S có thể tự quyết định được thu nhập của mình.
 
  1. Nhóm B (Business Owner)
 
 
Nhóm này gồm những người làm chủ sở hữu doanh nghiệp hay hệ thống kinh doanh. Ví dụ như: Chủ của một doanh nghiệp, chủ của một chuỗi các quán cafe, chủ của một chuỗi các cửa hàng bán lẻ, chủ khách sạn, chủ nhà hàng,…
 
Những người nhóm B tạo ra thu nhập bằng cách xây dựng hệ thống kinh doanh và thuê mướn lao động về làm cho mình. Hay nói cách khác, họ tận dụng sức mạnh của hệ thống kinh doanh cùng với việc sử dụng thời gian, sức lao động, trí tuệ,… của người khác để tạo ra thu nhập cho hệ thống, trong đó có bản thân họ. Khác với nhóm S, họ là chủ sở hữu của doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh đó.
 
Nhóm B có một số đặc điểm công việc và thu nhập như
 
  • Việc kinh doanh của hệ thống (tức thu nhập của họ) chịu ảnh hưởng bởi thời gian, lao động, nhu cầu và biến động thị trường,…nên họ vẫn phải kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, do đó thu nhập của họ phần lớn vẫn là thu nhập chủ động.
 
  • Họ ít khi bắt tay vào làm việc như nhóm L và S, mà họ tập trung xây dựng hệ thống kinh doanh và thuê nhân viên. Sau đó, hệ thống đi vào vận hành và nhân viên làm việc thay cho họ.
 
  • Họ có thể sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi linh hoạt hơn nhóm L và S.
 
  • Ngoài pháp luật ra thì họ chỉ làm việc theo ý chí và niềm tin của mình.
 
  1. Nhóm I (Investor)
 
Nhóm này gồm những nhà đầu tư. Những người nhóm I tạo ra thu nhập bằng cách “dùng tiền để tạo tiền”. Họ đầu tư vào những tài sản sinh lời để mang về lợi nhuận cho họ.
 
Ví dụ như đầu tư vào một doanh nghiệp, trái phiếu, các quỹ đầu tư, bất động sản,... Hoặc kiếm thu nhập từ tài sản do họ làm chủ, điển hình là các loại tài sản cho thuê như ô tô, đất đai, nhà cửa,… Thu nhập của họ là thu nhập thụ động.
 
Nhóm I có một số đặc điểm công việc và thu nhập như:
 
  • Họ có thời gian làm việc và nghỉ ngơi vô cùng linh hoạt.
 
  • Họ chỉ cần đầu tư vào một tài sản có khả năng sinh lời và hưởng lợi nhuận.
 
  • Ngoài pháp luật ra thì họ chỉ làm việc theo ý chí và niềm tin của mình.
 
Qua bài viết này VinTrust mong muốn sẽ đem lại thông tin hữu ích đến bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân và lựa chọn con đường đầu tư thích hợp với bản thân trong Kim tứ đồ Robert Kiyosaki.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
28/06/2022 4 GIAI ĐOẠN

4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình. Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết