4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Ngày đăng 28/06/2022

 

  Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình.
 
       Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.
 
  1. VÒNG LUẨN QUẨN
 
     Được mệnh danh là “Vòng luẩn quẩn”, là giai đoạn chuyển mình từ Báo động Tài chính lên không nợ, cũng là chặng đường khó khăn đầu tiên mà bạn phải vượt qua.
     Ở giai đoạn này, mục tiêu của bạn là Dòng tiền và Tài sản ròng ≥ 0, trích lập dự phòng 3 - 6 tháng chi phí thiết yếu.
Những công việc quan trọng:
  • Giữ dòng tiền luôn dương: Tăng thu nhập và tối ưu hóa chi phí, mục tiêu là thu nhập phải gấp 3 lần chi phí.
     Tối ưu chi phí: Ưu tiên cho chi thiết yếu và chi tiêu chuẩn, hạn chế tối đa chi phát sinh.
    Tăng thu nhập: Bạn có thể tăng thu nhập bằng sức lao động hoặc nâng cấp chuyên môn của mình. Nếu bạn chưa có chuyên môn, lao động chân tay là thiết yếu, bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian phát triển tài sản vô hình. Hãy tìm cách đa dạng hóa nguồn thu nhập, tối ưu hóa thời gian cả cho việc học và làm.
  • Trích lập quỹ dự phòng: Trích lập dự phòng 3 – 6 tháng chi thiết yếu.
  • Quản lí nợ:
       Rà soát lại các khoản nợ: Ưu tiên đối với khoản nợ lãi cao, tìm cách thương lượng với chủ nợ hạ tối đa lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ, lên kế hoạch trả nợ.
       Cắt giảm những khoản nợ lãi suất cao và không có giá trị trong tương lai. Thanh toán các khoản nợ, đưa nợ về 0 (trừ các khoản nợ mua nhà ở hoặc tài sản có giá trị).
 
  1. BƯỚC NGOẶT
     Đây là một bước chuyển mình lớn về cả tư duy và cách sử dụng tiền, vận hành để tài sản đầu tư có thể tạo thu nhập thụ động hàng năm. Bước chuyển mình từ trạng thái Không nợ lên An toàn Tài chính.
     Giai đoạn này, bạn cần tập trung phát huy giá trị và công năng của tháp Tài sản. Làm sao để hiệu suất sinh lợi của Tháp tài sản đạt mức lãi suất kỳ vọng của mình một cách khả thi nhất.
      Mục tiêu là TNTĐ ≥ 1 năm CPTY; QDP ≥ 1 năm CPTY.
      Những công việc quan trọng:
  • Tăng thu nhập thụ động: Phân bổ Tiền vào các lớp tài sản theo tỷ trọng phù hợp với kế hoạch Tài chính để đạt mục tiêu. TNTĐ≥ 1 năm chi thiết yếu.
  • Gia tăng Tài sản vô hình: Không ngừng dành thời gian bồi thêm năng lực, mạng lưới và thương hiệu cá nhân cho mình.
  • Trích lập quỹ dự phòng: Trích lập quỹ dự phòng 1-5 năm chi thiết yếu.
     Ở giai đoạn này có thể hưởng thụ và bắt đầu cho đi.
 
3. TĂNG TỐC
     Giai đoạn tăng tốc là bước chuyển mình từ trạng thái An toàn tài chính lên Tự do tài chính, như hiệu ứng quả cầu tuyết lăn, tiền sẽ ngày càng tăng một cách nhanh chóng theo sức mạnh lãi kép. Tâm thế thoải mái vì bạn đã có một cơ ngơi nhất định.
     Lúc này, những khoản nợ đóng vai trò giúp gia tăng tài sản sẽ rất tốt nếu bạn biết tận dụng. Giữ TSR luôn dương và đảm bảo chi phí trả nợ hàng tháng dưới 30% thu nhập thì đó là những khoản nợ có thể chấp nhận được. Nợ ở giai đoạn này nên hình thành nhằm mục đích xây dựng và tích lũy Tài sản cho mai sau.
     Mục tiêu cuối cùng bạn hướng đến là TNTĐ ≥ 2 năm CPTC; Quỹ dự phòng ≥ 2 năm CPTC.
  1. CHINH PHỤC SỨ MỆNH
     Nhiều người đạt được mức Tự do Tài chính nhưng vẫn chưa nhận ra được ý nghĩa thực sự mình có thể mang lại cho xã hội khiến cuộc sống của họ trở nên nhàm chán.
     Không phải ai cũng sẽ dễ dàng tìm ra được sứ mệnh cho mình, vì nó là cả một quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm mới có thể nhìn thấy được. Chặng đường thực hiện sứ mệnh cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gian truân. Đối diện với nỗi sợ của bản thân là rào cản lớn nhất của bạn ở giai đoạn này. Hãy dũng cảm vượt qua nó.
     Tuy nhiên bạn có thể thấy, trạng thái cao nhất không còn liên quan đến tiền nữa, nó liên quan đến giá trị mà bản thân có thể cống hiến.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết
20/06/2022 NGƯỜI DO THÁI SỬ DỤNG ĐỒNG TIỀN NHƯ THẾ NÀO?

NGƯỜI DO THÁI SỬ DỤNG ĐỒNG TIỀN NHƯ THẾ NÀO?

Quản lý tài chính cá nhân theo nhận thức của mọi người vẫn luôn nghĩ rằng chỉ khi tạo ra được thu nhập cho mình thì mới cần đến quản lý. Nhưng trên thực tế thì hình thành thói quen sử dụng đồng tiền có ích nên được hình thành từ nhỏ. Chính vì vậy thông qua bài viết này VinTrust mong muốn đưa đến bạn thói quen sử dụng đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ của Người Do Thái.

xem bài viết