5 BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Ngày đăng 26/05/2022

5 BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Những nhà đầu tư xuất chúng như Warren Buffett hay Benjamin Graham thường xuyên nói về thuật ngữ mang tên “Giá trị nội tại” của cổ phiếu (Intrinsic Value) cũng như tầm quan trọng của việc xác định, tìm kiếm nó trong sự nghiệp đầu tư thành công của 2 ông. Vậy làm sao để hiểu và ứng dụng được phương pháp này để có cho mình một lợi thế, một cơ sở để có thể dựa vào nhằm xác định xem cổ phiếu nào nên đầu tư và cổ phiếu nào không nên đầu tư?

Cùng VinTrust tìm hiểu về khái niệm định giá cổ phiếu hay giá trị nội tại của cổ phiếu, tìm hiểu các bước quan trọng trong việc định giá cổ phiếu ngay nhé!

1. Định giá cổ phiếu là gì?

Một cổ phiếu không chỉ là ký hiệu bảng điện hay chấm sáng trên bảng điện từ, cần phải hiểu rằng nó là chứng nhận quyền lợi sở hữu trong một doanh nghiệp thực sự, và doanh nghiệp này có một giá trị cơ sở hay còn gọi là giá trị nội tại (Intrinsic value) mà không phụ thuộc vào giá cổ phiếu (Market value) của nó.

Giá trị này nhằm chỉ ra giá trị “thực sự” của tài sản hay của công ty sau khi đã đánh giá được chính xác và đầy đủ tất cả các đặc tính của tài sản đó, đây là giá trị mà một nhà đầu tư hợp lý với kiến thức đầy đủ về các đặc tính của tài sản sẽ sẵn sàng trả.

Ví dụ: một nhà đầu tư cổ phiếu sẽ biết và hiểu đầy đủ về hiện trạng doanh nghiệp, dòng tiền mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai, rủi ro vỡ nợ, tính thanh khoản và các đặc điểm khác của cổ phiếu và sẽ sử dụng những đặc điểm này để ước tính giá trị nội tại của nó. Trong lý thuyết về thị trường hiệu quả, giá trị thị trường của một tài sản sẽ bằng giá trị nội tại của tài sản đó.

Và “Định giá cổ phiếu” chính là công việc đi tìm mức giá cơ sở này để xem giá thị trường hiện tại đang giao dịch là đắt hay rẻ. Có rất nhiều phương pháp định giá và trong mỗi phương pháp có rất nhiều cách tiếp cận cũng như ước tính những thông số đầu vào cho mô hình định giá đó, và điều này có vẻ khá thách thức đối với những nhà đầu tư không chuyên và chưa có nhiều kiến thức về kiến thức tài chính căn bản.

Mặc dù đây đúng là phần khó khăn, đòi hỏi công sức và thời gian cũng như sự am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp và dễ dàng khiến những nhà đầu tư mới tham gia thị trường bỏ cuộc nhất, thì việc đầu tư thành công hay không lại phụ thuộc cực kỳ quan trọng vào khả năng xác định giá trị này của nhà đầu tư.

Từ đó những nhà đầu tư này chỉ đơn giản là tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cố gắng tìm ra các chứng khoán mà giá trị thực ước tính cao hơn giá hiện tại.

2. Cách định giá cổ phiếu 

Trước khi đi vào xác định quy trình định giá, chúng ta cần xác định rõ bối cảnh của việc định giá giá trị nội tại ở đây là gì! Giá trị nội tại có thể được hiểu với 2 cách trong 2 trường hợp cụ thể như sau:

Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value) là mức giá mà người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua với điều kiện cả 2 bên đều có đầy đủ hiểu biết về giá trị thực sự của tài sản đó. Định nghĩa này tương đối giống với định nghĩa của cách thức ghi nhận “giá trị hợp lý của tài sản” trên báo cáo tài chính nếu các bạn đã tìm hiểu về báo cáo tài chính.

Còn nếu chưa thì chỉ cần hiểu đơn giản đây là mức giá mà chúng ta – những nhà đầu tư cá nhân cần xác định. Trong dài hạn, mức giá được giao dịch trên thị trường (market price) sẽ phản ánh giá trị hợp lý này nếu như đội ngũ quản trị của công ty thực hiện công việc điều hành và hành động dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi ích của cổ đông.

Giá trị đầu tư (investment value) là giá trị của công ty đối với một bên mua cụ thể (investor) dựa trên những kỳ vọng và yêu cầu đầu tư của bên mua đó. Giá trị đầu tư có thể cao hơn giá trị hợp lý nếu người mua cho rằng việc sở hữu tài sản sẽ tạo ra các giá trị gia tăng khác. Việc xác định giá trị đầu tư này sẽ phù hợp hơn với những đơn vị thực hiện mua bán sáp nhập công ty, nhằm tạo ra giá trị cộng hưởng khi sáp nhập với tài sản của công ty đó.

3. 5 bước quan trọng trong việc định giá cổ phiếu

3.1. Định giá là quá trình xác định giá trị ước tính của một tài sản bằng cách

- Sử dụng một mô hình định giá dựa trên các biến số giả định mà nhà đầu tư tin rằng nó là phù hợp với các kỳ vọng hoặc sự kiện trong tương lai (Ví dụ: PHR được kỳ vọng sẽ có khoản doanh thu đột biến từ việc thanh lý gỗ cây cao su trong quý tới và nhà đầu tư ước tính giá trị của nó là 10,000 tỷ, con số này sẽ được đưa vào làm giả định trong mô hình định giá cùng rất nhiều các biến số giả định khác)

- So sánh nó với giá thị trường của các tài sản khác nhưng có tính chất tương đương (Ví dụ: So sánh các doanh nghiệp cùng ngành và có mức vốn hóa, thị phần, doanh thu… tương đương)

3.2. Các bước cơ bản trong một quy trình định giá cổ phiếu bao gồm:

Bước 1: Tìm hiểu doanh nghiệp và ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động

Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều quan trọng nhất mà mình cần quan tâm khi phân tích một doanh nghiệp là gì? Dù là nhà đầu tư, khách hàng, đối tác hay nhân viên của doanh nghiệp đó thì điều mà người ta chú trọng nhất đó là lợi nhuận. Và với nhà đầu tư thì lợi nhuận này sẽ được thể hiện dưới chỉ số ROE (Return on Equity – lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)

Để hiểu được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp mà bạn tìm hiểu hiện tại và trong tương lai như thế nào, bạn trước hết cần phải đi tìm hiểu và phân tích ngành mà doanh nghiệp đó thuộc về.

Bởi các doanh nghiệp trong một ngành cụ thể sẽ đều chịu tác động của các yếu tố chung (Ví dụ: các doanh nghiệp sản xuất phân bón đều chịu ảnh hưởng của biến động giá dầu và giá Ure) và có mức lợi nhuận xoay quanh mức lợi nhuận trung bình ngành cũng như doanh nghiệp thuộc ngành khó có thể có mức lợi nhuận vượt xa mức trung bình này.

Tiếp theo bạn cần tìm hiểu về ban quản trị, nếu như doanh nghiệp hoạt động trong cùng 1 ngành nhưng có hệ thống quản trị tốt hơn thì sẽ có được mức lợi nhuận vượt cao hơn so với trung bình ngành.

Sau đó mới đi vào việc phân tích các con số trên báo cáo tài chính như kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn do các con số này đều là những con số trong quá khứ.

Bước 2: Dự phóng khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

Để thực hiện được bước này đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp cũng như các số liệu vĩ mô liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Với chính sách cắt giảm sản lượng sản xuất thép nhằm hạn chế khí thải của Trung Quốc mới ban hành sẽ đẩy giá thép lên cao do sự thiếu hụt nguồn cung, giá thép tăng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ ngành thép trong nước khi có thể bán với giá cao hơn, doanh thu trong tương lai có thể tăng 20% do yếu tố này, ngoài ra là ước lượng công suất dự kiến của nhà máy, các dự án đang triển khai mở rộng… đều sẽ là yếu tố cần phân tích để ước lượng được con số quan trọng nhất là lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp.

Nếu tôi không có đủ kinh nghiệm và thông tin cần thiết thì sao?

Bạn là nhà đầu tư không có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm cần thiết và việc cập nhật được các thông tin nhanh chóng là việc không phải nhà đầu tư cá nhân nào cũng làm được. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể tham khảo những báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán và tìm ra con số ước lượng bạn cho là hợp lý với các luận điểm được đưa ra.

Bước 3: Chọn mô hình định giá phù hợp

Có vô số mô hình định giá và với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một vài cách định giá phù hợp. Để chọn được một mô hình định giá, nhà đầu tư cần trả lời các câu hỏi như là:

  • Mô hình có phù hợp với các đặc tính của doanh nghiệp (Ví dụ: Doanh nghiệp có trả cổ tức đều đặn hay không? Liệu tăng trưởng lợi nhuận có thể ước tính được hay không? Hay là doanh nghiệp có các tài sản hữu hình lớn mà có thể thế xác định được giá trị?)
  • Chất lượng và khả năng có thể thu thập được của những dữ liệu cần thiết cho mô hình?
  • Liệu mô hình có phù hợp cho mục tiêu phân tích

Các loại mô hình định giá về cơ bản được chia ra làm 2 nhóm:

Mô hình định giá tuyệt đối: Ước tính giá trị nội tại của tài sản dựa trên các đặc tính cơ bản của tài sản đó. Một cách tiếp cận định giá tuyệt đối là xác định giá trị của công ty dựa trên việc chiết khấu tất cả các dòng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại.

Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (Dividend discount model): Xác định giá trị của cổ phiếu dựa trên cơ sở chiết khấu giá trị của tất cả các khoản cổ tức trong tương tương lai về hiện tại với mức chi phí vốn tương ứng

Trong đó: 

Po: Ước lượng định giá cổ phiếu 

Pn: Giá bán lại cổ phiếu dự tính ở cuối năm thứ n 

Dt: khoản cổ tức dự tính nhận được ở năm thứ t

n: số năm nắm giữ của nhà đầu tư 

t: thứ tự của năm

r: tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư 

- Mô hình định giá dòng tiền tự do (Discounted cash flow models)

- Mô hình định giá lợi nhuận giữ lại (Residual income valuation)

- Ngoài ra chúng ta còn có các mô hình khác như: Mô hình định giá dựa trên giá trị tài sản (asset-based models), mô hình thường được sử dụng để định giá các doanh nghiệp liên quan tới tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than đá…

Mô hình định giá tương đối: Đây là phương pháp định giá cổ phiếu được sử dụng phổ biến để xác định giá trị của một doanh nghiệp thông qua các doanh nghiệp khác. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng những chỉ số như Earning per share (EPS), Price-to-earning (P/E) để so sánh giữa những doanh nghiệp có cùng tính chất. Ngoài ra có các chỉ số khác mà bạn có thể tìm đọc chi tiết hơn như: Chỉ số P/B, P/S, EV/EBIT và EV/EBITDA.

Bước 4: Đưa các dự phóng vào mô hình định giá

Sau khi đã có những con số ước lượng về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, đã có mô hình định giá phù hợp, bước tiếp theo chỉ đơn giản là đưa những con số này vào mô hình định giá của bạn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, rất khó để một nhà đầu tư cá nhân ước tính chính xác về các con số hoạt động của doanh nghiệp hay dự đoán chính xác dòng tiền tương lai. Vì vậy để thận trọng nhất, nhà đầu tư cần đưa ra nhiều kịch bản cho các trường hợp, ví dụ như:

  •       Kịch bản cơ sở (Base)
  •       Kịch bản thận trọng (Conservative)
  •       Kịch bản xấu (Worst)
 
Bước 5: Kết luận về giá trị định giá

Cần nhắc lại một lần nữa rằng giá trị cổ phiếu được xác định bằng mô hình nào thì cũng chỉ là con số ước đoán dựa trên một loạt những phân tích và kỳ vọng của các yếu tố đầu vào của bạn. Đừng quá cứng nhắc và chắc chắn về con số kết quả mà mô hình trả về, cách nhìn nhận đúng hơn nên là giá trị của doanh nghiệp có thể nằm trong một khoảng giá trị hợp lý xung quanh giá trị định giá này. Khoảng giá này sẽ là các kịch bản để bạn xác định biên an toàn trước khi thực hiện mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó. 

Qua bài viết trên, VinTrust đã cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức cần thiết về khái niệm cũng như những bước cơ bản trong việc định giá cổ phiếu. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn phần nào hiểu và áp dụng được trong việc đọc hiểu các báo cáo phân tích định giá cổ phiếu và bước đầu tiếp cận được phương pháp này mà không còn phải phân vân giữa việc liệu mua cổ phiếu này là “đắt” hay “rẻ”. Chúc bạn đầu tư thành công!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

 

Bài viết cùng chủ đề

02/12/2022 GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

Giá niêm yết là một khái niệm quan thuộc trong nhiều lĩnh vực, trong đầu tư thì giá niêm yết có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt. Đây là bảng giá thông báo công khai giá hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua biết. Giá niêm yết cổ phiếu là giá bán công khai được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nội dung chính

xem bài viết
01/12/2022 NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

Khi cổ phiếu thoát sàn cũng đồng thời kích hoạt dòng tiền bắt đáy từ nhiều nhà đầu tư, bởi họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh mẽ sau khi đã chiết khấu rất sâu.

xem bài viết
30/11/2022 JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

Áp dụng nguyên tắc đầu tư đơn giản: “Mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp”, nhà đầu tư John Neff đã đưa quỹ Windstor trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Vậy John Neff là ai?

xem bài viết