QUỸ KHẨN CẤP LÀ GÌ? THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỸ

Ngày đăng 06/06/2022

 

 

  Quỹ khẩn cấp là gì? Bạn cần dành bao nhiêu tiền cho quỹ khẩn cấp là hợp lý? Tìm hiểu các thông tin cơ bản về quỹ khẩn cấp và sử dụng xây dựng quỹ khẩn cấp một cách hiệu quả
 
      Quỹ khẩn cấp là một món tiền dự phòng dùng trong những lúc cấp bách của 1 người/ 1 gia đình, những lúc mà người ta hay nói là "nhỡ chẳng may có việc gì".

 

Những việc đó thông thường là:
 
         Ốm đau, bệnh tật, mất thu nhập tạm thời: (cả chủ động lẫn bị động) 
        
         Hỏng hóc mất mát đồ dùng thiết yếu, công cụ lao động: đồ đạc dùng mãi cũng sẽ hết khấu hao cần bảo hành và sửa chữa. Nhất là đối với công nghệ số như hiện nay thì việc hỏng laptop/ipad/ điện thoại 1 ngày đã gây ra nhiều khó khăn. Chưa kể những ai có xe ô tô, có nhà riêng, ... các khoản dự phòng cho những vấn đề này lại càng phải nhiều hơn. 
 
             Các trường hợp rủi ro khác tuỳ từng người: Ví dụ các bạn đang du học/định cư ở nước ngoài, xa nhà, công tác ở thành phố khác, còn phải dự trữ đủ tiền tàu xe vé máy bay khứ hồi để về nhà lúc khẩn cấp.
 
      Hãy thử ngồi liệt kê lại những tình huống mang những tính chất: "đen đủi nhất", "không còn sự lựa chọn nào khác", "bắt buộc phải bỏ tiền ra để xử lý ngay lập tức" vào danh mục khẩn cấp của mình. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào thì mới "được phép" rút từ Quỹ khẩn cấp này ra và lúc ấy thì cần bao nhiêu tiền để xử lý.
 
1. Quỹ khẩn cấp nên bao nhiêu thì đủ?
 
     Mọi người vẫn được khuyên nên chuẩn bị ít nhất 3 - 6 tháng x chi tiêu thiết yếu dành cho  Quỹ khẩn cấp, nhưng khi nào thì chỉ cần 3 tháng thôi, khi nào thì cần 6 tháng hay thậm chí có những người luôn cần đủ 1 năm chi tiêu trong tài khoản ngân hàng?


 
NHÓM 1: Bạn chỉ cần có đủ 3-4 tháng chi tiêu thôi nếu:
 
  • Bạn tương đối khoẻ mạnh, và có lối sống khoẻ mạnh.
 
  • Bạn không có nợ.
 
  • Bạn sống ở khu vực có chi phí sinh hoạt chung thấp: các quận huyện ngoại thành, tỉnh lẻ, ven đô.
 
  • Bạn chỉ thuê ô tô hoặc ô tô còn mới.
 
  • Bạn có 1 công việc khó bị thay thế (những công việc ở vị trí cao hoặc mang tính chuyên môn cao) hoặc bạn dễ dàng tìm việc mới nếu thất nghiệp (liên quan đến khả năng linh hoạt dễ đáp ứng của bạn)
 
  • Bạn không có còn hoặc người phụ thuộc.
 
  • Bạn có chồng giàu hoặc bố mẹ giàu hoặc bạn bè, anh chị em giàu sẵn sàng chu cấp khi bạn cần.
 
  • Bạn vẫn đang sống cùng bố mẹ
 
   Như vậy nếu hàng tháng chi tiêu của bạn là 15 triệu đồng thì bạn chỉ cần giữ khoảng 50 triệu đồng là đủ dùng cho Quỹ khẩn cấp của mình.
 
NHÓM 2: Hãy giữ lại nửa năm chi tiêu nếu:
 
  • Bạn sống ở khu vực có chi phí sinh hoạt cao: các thành phố lớn, quận nội thành, khu vực đông dân cư.
 
  • Bạn sở hữu nhà riêng (đặc biệt là nhà đã cũ).
 
  • Bạn đang có nợ trả góp hàng tháng.
 
  • Khi công việc của bạn có thu nhập không ổn định (bán hàng, Freelancer, làm việc theo dự án,…).
 
  • Bạn có con nhỏ hoặc có người phụ thuộc, gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất.
 
  • Bạn có thể trạng yếu, hay ốm bệnh, hoặc có bệnh mãn tính hoặc hay tham gia những hoạt động mạo hiểm.
 
  • Bạn thiếu mạng lưới hỗ trợ tài chính: không có nhiều bạn bè, dư dả, bố mẹ không có khả năng chu cấp.
 
NHÓM 3: Bạn cần chuẩn bị sẵn 1 năm chi tiêu nếu:
 
  • Bạn có thu nhập cao (nghe có vẻ hơi ngược nhưng những người có thu nhập thật sự cao lại cần Quỹ khẩn cấp lớn vì họ cần nhiều tự do hơn những người có thu nhập thấp).
 
  • Bạn có 1 công việc đặc thù cần di chuyển, thay đổi chỗ ở nhiều
 
  • Bạn là người chu cấp cho nhiều người phụ thuộc.
 
  • Bạn đã hoặc sắp nghỉ hưu.
 
     Còn nếu bạn đang nợ nần chồng chất, thậm chí còn không thuộc 1 trong 3 nhóm trên thì hãy bắt đầu với 1000$ - quỹ khẩn cấp tương đương khoảng 20 - 25 triệu nhé. 
 
2. Nên giữ quỹ khẩn cấp ở đâu?
 
      Nếu vẫn đang trong giai đoạn “xây quỹ” thì bạn nên để giữ trong quỹ trái phiếu linh hoạt để vừa duy trì được kỷ luật khi xây quỹ lại vẫn đáp ứng khả năng linh hoạt nếu vẫn “chẳng may có việc gì”.
 
      Nếu đã có đủ số dư Quỹ khẩn cấp rồi thì nơi an toàn nhất để giữ Quỹ vẫn là… gửi tiết kiệm ngân hàng thôi. Nhưng hãy chọn kỳ hạn 6 tháng, tự động tái tục lãi nhập gốc. Bạn cũng không cần phải quá khắt khe chọn Ngân hàng nào lãi cao nhất cho món này làm gì vì đây là khoản dự phòng thôi mà, tiêu chí tiện lợi và nhanh chóng nên được ưu tiên hơn lãi suất. Hãy chọn luôn cái tài khoản mà bạn vẫn hay rút tiền để gửi online là tốt nhất.
 
Có một số thực tế của quỹ khẩn cấp:
 
  • Cuộc sống càng nhiều biến động thì quỹ Khẩn Cấp càng lớn.
 
  • Cuộc sống càng ít thu nhập thì quỹ Khẩn Cấp càng lớn.
 
  • Cuộc sống càng nhiều trách nhiệm thì quỹ Khẩn Cấp càng lớn.
 
  • Thực tế ở Việt Nam, tỉ lệ người dân đi gửi Tiết kiệm ngân hàng vẫn rất lớn là đây.
 
Phân biệt: Quỹ Khẩn Cấp và Quỹ Chi Tiêu
 
  • Quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) là khoản chi tiêu không lường trước được vs quỹ Chi Tiêu (Sinking fund) là những khoản tiêu đã được lên kế hoạch trước. Ví dụ: cùng là mua Iphone, nhưng nếu là do điện thoại của bạn chẳng may bị mất, rơi xuống nước, vỡ thì được rút tiền từ Emergency Fund, nhưng nếu Iphone cũ của bạn vẫn còn dùng được, chả qua dùng lâu quá chán rồi thì bạn cần dùng tiền từ quỹ Sinking Fund.
 
  • Quỹ khẩn cấp không có kỳ hạn cố định, có thể phát sinh bất cứ khi nào cần vs quỹ chi tiêu thì có kỳ hạn định sẵn ngay từ khi lập kế hoạch.
 
      Càng nhiều khoản được cho vào quỹ chi tiêu thì bạn lại càng ít phải động đến quỹ khẩn cấp. Quỹ khẩn cấp và quỹ chi tiêu đều mang tính…tiêu sản, bạn xây dựng nó để …tiêu đi nhưng là tiêu 1 cách có kế hoạch, có kiểm soát.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
28/06/2022 4 GIAI ĐOẠN

4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình. Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết