PHƯƠNG PHÁP KAKEIBO - QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI NHẬT LIỆU CÓ GÌ?

Ngày đăng 14/06/2022

 

Quản lý tài chính cá nhân luôn là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều người. Việc chi tiêu sao cho hợp lý và tiết kiệm tiền luôn đi đôi với nhau.
Để thực hiện được điều đó thì ngay từ bây giờ bạn nên học cách quản lý tài chính cá nhân của người Nhật theo phương pháp Kakeibo. Họ đã áp dụng và đã trải qua hàng trăm năm với các tiến bộ không ngừng phát triển. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu chi tiết về phương pháp quản lý tài chính cá nhân này trong bài viết dưới đây:
Nội dung chính
  • Phương pháp Kakeibo là gì?
  • Hướng dẫn cách áp dụng phương pháp Kakeibo
  • Phương pháp Kakeibo dành cho ai?
  • Một số câu hỏi thường gặp
  • Kết luận
Phương pháp Kakeibo là gì?
Phương pháp Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Về cơ bản, phương pháp Kakeibo là một tạp chí lập ngân sách bằng cách ghi chép trực tiếp vào sổ chứ không qua một ứng dụng hay website nào khác.
Trong cuốn sổ ghi chép theo phương pháp này bạn có thể tự ý viết ra những kế hoạch chi tiêu của bản thân hay kể cả gia đình. Trên thực tế là cuốn sổ ghi chép đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn kiểm soát ví tiền một cách dễ dàng.
Cũng như các khoản chi tiêu mua hàng được ghi chép lại vào các danh mục và xem xét các khoản chi tiêu vào cuối mỗi tháng bạn sẽ “cân đo đong đếm” được là mình đã chi tiêu bao nhiêu.
Đặt niềm tin vào sự ổn định về tài chính rất quan trọng với hạnh phúc của cả gia đình, vào năm 1904, bà Motoko Hani – nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản đã cho xuất bản đầu tiên trên “tạp chí cuốn sổ chi tiêu” thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ.
Kể từ đó, phương pháp Kakeibo đồng hành cùng người Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống cần kiệm trong suốt hàng trăm năm qua không hề thay đổi.
Hướng dẫn cách áp dụng phương pháp Kakeibo
Thực hiện phương pháp Kakeibo rất đơn giản bạn chỉ cần một quyển sổ và một cây viết ghi chép lại mọi khoản thu chi. Ở phương pháp Kakeibo sẽ không có sự hiện diện của các app, phần mềm tài chính hay bảng tính excel. Việc ghi chép bằng sổ sẽ giúp bạn nghiền ngẫm và quan sát và kiểm soát được thói quen chi tiêu của mình.
Để áp dụng một cách dễ dàng hơn thì bạn nên thực hiện theo các bước cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Bạn chỉ cần chuẩn bị một cuốn sổ tay bất kỳ hay sổ tay Kakeibo đều được với một cây viết sẽ có thể thực hiện ngay.
Bước 2: Ghi lại khoản thu
Vào đầu mỗi tháng mới, công việc đầu tiên là hãy xác định nguồn thu nhập của bản thân như: các khoản lương chính, tiền người khác nợ bạn, ngoài ra còn một số khoản thu ngoài khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán, hoặc các công việc freelance,…
Bước 3: Ghi lại khoản chi
Ghi ra tất cả các khoản chi tiêu cố định như: tiền nước, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại…
Bước 4: Ghi lại số tiền bạn muốn tiết kiệm
Ghi chép lại số tiền muốn tiết kiệm vào trang tiếp theo và lấy cất riêng khoản này trước. Hãy cố gắng chi tiêu làm sao không phải sử dụng đến khoản này để chi tiêu vào những tuần kế tiếp.
Bước 5: Ghi chép chi tiêu theo những phân loại cụ thể
Ở những trang tiếp theo cần ghi chép lại tất cả những nguồn thu và nguồn chi của bạn và gia đình kể cả những thu chi nhỏ nhất theo những phân loại cụ thể theo 4 mục cơ bản sau:
  • Khoản nhu cầu thiết yếu như: thực phẩm, thuốc men, tiền xăng xe, khóa học ….
  • Một số nhu cầu không thiết yếu bạn có thể lựa chọn như: cafe sang chảnh, nhà hàng, thời trang đồ xa xỉ, ….
  • Nhu cầu giải trí, tinh thần như: xem phim, mua sách báo, du lịch, ca nhạc….
  • Một số phát sinh ngoài dự kiến của bạn như: sữa chữa, đám tang, đám cưới, sinh nhật, quà tặng, …..
Bước 6: Xây dựng ‘cam kết’ thực hiện tài chính của tháng
Bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết cho bản thân, hạn chế những buổi cà phê sang chảnh, nhà hàng “xịn xò” hoặc tìm nhà cung cấp gas rẻ hơn, thường xuyên nấu ăn ở nhà thay vì đi hàng quán,…
Bước 7: Nhìn lại chi tiêu
Vào cuối mỗi tháng bạn hãy xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn sau khi đã trừ ra khoản tiết kiệm. Từ đó, tìm ra những điều khiến khoản chi tiêu bị chênh lệch.
Những khoản nào mà tháng này bạn đã chi tiêu lãng phí để có sự điều chỉnh hợp lý cho tháng tiếp theo. Cứ thế tiếp tục áp dụng dần dần sẽ trở thành thói quen tiết kiệm.
Sau khi thực hiện tất cả các bước, bạn hãy tự hỏi bản thân mình 4 câu hỏi sau
  • Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa? 
  • Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào? 
  • Bạn có thể tiết kiệm hơn không? 
  • Bạn có thể cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?
Đối với phương pháp Kakeibo này luôn gắn liền với 4 câu hỏi chủ chốt. Nếu trả lời được 4 câu hỏi này, bạn đã hiểu và nắm rõ nền tảng, các cốt lõi của phương pháp Kakeibo. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp bạn hiểu hơn về thói quen chi tiêu của bản thân mình. 
Phương pháp Kakeibo dành cho ai?
Phương pháp Kakeibo không có sự giới hạn với đối tượng mới bắt đầu áp dụng phương pháp này. Có thể bạn là người gửi tiết kiệm đầu tiên hoặc bạn đang sợ hãi việc lập ngân sách vì không biết bắt đầu từ đâu. Bằng sự đơn giản và linh hoạt không phải gò bó sẽ sớm giúp bạn tiết kiệm được ngân sách một cách dễ dàng.
Những ai có thói quen dùng không kiểm soát hoặc chưa biết đặt mục tiêu cho bản thân cũng có thể thực hiện. Đặc biệt, phương pháp Kakeibo rất thích hợp cho những ai có tính nghiêm túc, kỷ luật và chân thật.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
28/06/2022 4 GIAI ĐOẠN

4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình. Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết