LIỆU TÀI CHÍNH CỦA BẠN ĐÃ AN TOÀN?

Ngày đăng 18/05/2022

 
Phần lớn mọi người khi được hỏi về liệu bạn có đang an toàn về tài chính hay không thường cảm tính trả lời dựa trên tình hình thu chi hàng tháng. Đơn giản là nếu bạn thu không đủ bù chi phí, bạn đang không an toàn về tài chính, ngược lại, tài chính của bạn đang ổn. Tuy nhiên, để tài chính cá nhân không gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán hay lâm vào nợ nần, thậm chí chật vật để đạt được một mục tiêu tài chính đã đề ra trước đó, VinTrust sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về an toàn tài chính 
Nội dung chính
1. Bắt đầu quản trị dòng tiền cá nhân để nắm bắt tình hình tài chính cá nhân
2. Kiểm soát chi phí và gia tăng tỷ lệ tiết kiệm
3. Gắn tích lũy với kế hoạch tài chính với mục tiêu rõ ràng
 
Hiểu thêm về an toàn về tài chính
                                                                                      
Trên thực tế, an toàn tài chính cá nhân chỉ là một trạng thái, ở trạng thái ấy, cơ bản bạn sẽ có đủ khả năng tài chính (sử dụng thu nhập, tài sản hiện có) chi trả cho các nhu cầu của mình. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, an toàn tài chính chỉ được coi như một trạng thái, và bạn cần nắm bắt và duy trì nó càng sớm càng tốt trong những năm đầu tiên bạn có thu nhập chủ động. Ngoài ra, cá nhân có nhận thức về việc duy trì trạng thái an toàn tài chính sẽ có nền tảng vượt trội hơn các trường hợp bất ổn tài chính trong bất kỳ quá trình theo đuổi các mục tiêu tài chính
 
Làm sao để đảm bảo an toàn về tài chính?
 
1. Quản trị dòng tiền cá nhân
                                                                                                                   
Quản trị dòng tiền là bước đầu tiên giúp bạn thiết lập nên nhận thức ban đầu về tình hình tài chính của bản thân. Dễ hiểu là nếu thu nhập không đủ bù chi phí, hoặc tính chất phát sinh thất thường của thu nhập khiến bạn rỗng túi ngay trước thời điểm khoản thu nhập sau tới, bạn đang gặp rắc rối. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy quản trị dòng tiền của bạn. Hãy bắt đầu từ một cuốn sổ nhỏ, một bảng excel để liệt kê tất cả các khoản thu nhập và chi phí để xác định được liệu tới cuối tháng, ví tiền của bạn còn rủng rỉnh hay đã hết từ cuối tuần thứ 3. Việc quản trị dòng tiền cơ bản phải bao quát được khả năng thanh toán ở mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên bạn có thể bắt đầu quản trị dòng tiền theo tháng/quý, và để chuẩn bị cho các mục tiêu xa hơn, bạn có thể quản trị dòng tiền theo đơn vị năm. Quản trị dòng tiền sẽ có thể hữu ích hơn bạn tưởng sau khi bạn đã nắm vững các nguyên tắc cơ bản.
 
Ngoài ra, hãy áp dụng cách này để nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền: Sử dụng các tài khoản ngân hàng khác nhau để thực hiện các hoạt động thu chi của bạn. VD: Hãy sử dụng một tài khoản phụ trách thu chi cho sinh hoạt gia đình, một tài khoản theo dõi hoạt động kinh doanh của cửa hàng/doanh nghiệp đang quản lý, và một tài khoản nữa để thực hiện các khoản đầu tư.  
 
2. Kiểm soát chi tiêu
 
Việc bạn có khả năng kiểm soát chi tiêu cũng quan trọng không kém bước đầu nhận thức về tình hình tài chính của mình. Kiểm soát chi tiêu có tính linh hoạt nhưng phải được áp dụng trong khuôn khổ kỷ luật của bản thân. Mỗi cá nhân có nhu cầu chi tiêu khác nhau dẫn tới tỷ lệ tiết kiệm khác nhau, tuy nhiên, các nguyên tắc chung là đảm bảo các khoản chi thiết yếu sống còn được chi trả kịp thời và dần dần tiết chế các khoản chi xa xỉ không thiết yếu. Một khi bạn đã ước lượng được khả năng thanh toán của bản thân, bạn có thể sẽ bắt đầu được thôi thúc để kiểm soát chi tiêu của mình. Lợi ích của việc tiết chế chi tiêu ở thời điểm hiện tại có thể khiến túi tiền của bạn rủng rỉnh hơn. Tiết kiệm tiền chính là tạo ra thêm một nguồn lực tài chính dự phòng cho các nhu cầu phát sinh bất thường, giải tỏa áp lực tìm đến nợ vay khi bạn gặp khó khăn về tài chính.
 
Một liệu trình kiểm soát chi phí lý tưởng có thể dừng lại khi bạn đã có thể tận hưởng mức sống hiện tại mà vẫn có một khoản tiết kiệm nhỏ dư ra hàng tháng. Bạn có thể:
 
  • Tự nấu bữa trưa để mang đến công ty
 
  • Tự pha cà phê, pha trà đem theo mình
 
  • Sử dụng các laptop kết nối internet thay vì đăng ký các gói truyền hình cáp
                                                                                                               
 
3. Lập kế hoạch, mục tiêu sử dụng tiền rõ ràng
 
Lập kế hoạch tài chính với mục tiêu tài chính rõ ràng là một cách hữu hiệu để đảm bảo an toàn tài chính cho bạn. Điều này được chứng minh rõ ràng khi kết hợp với Quản trị dòng tiền và Kiểm soát chi phí, cụ thể, số tiền tích lũy được cần phải gắn với một kế hoạch tài chính cụ thể. Cá nhân lập kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giảm bớt rủi ro sử dụng tiền của mình sai mục đích, gây lãng phí nguồn lực và thậm chí kéo bạn vào tình trạng bất ổn tài chính. Do đó, ngay khi tích lũy được các khoản tiền nhàn rỗi, bản thân nên thiết lập ngay một kế hoạch tận dụng chúng, gắn tài sản của mình với các kế hoạch khiến tích lũy của bạn ý nghĩa hơn.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
28/06/2022 4 GIAI ĐOẠN

4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình. Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết