CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CƠ BẢN

Ngày đăng 20/05/2022

 

          Có đến hơn 90% người Việt không hiểu đầy đủ hoặc không có kiến thức về phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Nhiều người cho rằng nó không quá quan trọng, và một số khác lại nghĩ rằng nó quá phức tạp và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, hoạch định tài chính cho bản thân không phức tạp như mọi người thường nghĩ và nó vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người chúng ta. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu sâu hơn về phương pháp quản lý tài chính cá nhân trong bài viết này nhé!
 
 
Tài chính cá nhân là gì?
 
         Tài chính cá nhân là các hoạt động quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và sự kiện trong tương lai. Kế hoạch tài chính cá nhân cần phải phù hợp với nhu cầu, mục tiêu tài chính, khả năng thu nhập và số tiền thu chi mỗi ngày.  Bên cạnh đó, kế hoạch tài chính cho bản thân cũng bao gồm việc học và nghiên cứu về tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, đầu tư, cổ phiếu và nợ phải hoàn trả để xây dựng nên cấu trúc tài chính vững chắc.
 
Tại sao tài chính cá nhân lại quan trọng và cần thiết?
 
        Tài chính cá nhân là một khía cạnh cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Bởi nếu không có kế hoạch phù hợp, cuộc sống của chúng ta sẽ loay hoay trong một vòng tròn mà  không biết làm thế nào để thoát khỏi các khoản nợ hay những khoản  tín dụng cũng như các hóa đơn cần phải thanh toán. Mặc dù chúng ta có thể có một công việc để trang trải chi phí hàng ngày, nhưng các hóa đơn y tế dài hạn hoặc bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào khác có thể tác động lớn đến chúng ta về mặt tài chính nếu không có một khoản dự trù

 
        Một kế hoạch và phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp chúng ta đến gần hơn với tự do tài chính. Lúc này, việc chi trả cho các hóa đơn quan trọng hàng tháng đến lập kế hoạch nghỉ hưu sẽ được bạn thực hiện dễ dàng hơn mà không còn bất kỳ băn khoăn nào. Tóm lại, quản lý tài chính là vô cùng cần thiết vì những lý do cụ thể sau:
 
  • Đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tiền và an toàn cho tương lai của bạn
  • Giúp bạn lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu phù hợp với thu nhập
  • Mở ra những cơ hội giúp bạn tăng dòng tiền của mình
  • Tránh được những khoản nợ không thể quản lý, chẳng hạn như việc lạm dụng thẻ tín dụng
 
Có rất nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân khác nhau, phù hợp với lối sống của mỗi người. Dưới đây là 2 phương pháp vô cùng phổ biến và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay.
 
  1. Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20
 
Quy tắc ngân sách 50-20-30 (hoặc 50-30-20) là một kế hoạch trực quan và đơn giản để giúp mọi người đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Theo đó:
 
  • 50% Nhu cầu
 
Những chi tiêu thiết yếu, bắt buộc mà bạn phải trả. Chúng có thể bao gồm tiền thuê nhà, tiền thuế chấp, tiền mua xe hơi, tiền ăn hằng ngày, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, những khoản thanh toán nợ tối thiểu và tiền điện, nước. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát số tiền chi tiêu cố định hàng tháng này thông qua hóa đơn mỗi tháng, hoặc ghi chép chi tiêu,…
 
  • 30% Mong muốn
 
Đây là khoản để dùng chi tiêu cho những điều bạn thích và mong muốn. Chẳng hạn như những bữa tối ở nhà hàng, đi xem phim, mua túi xách mới, mua vé tham dự sự kiện âm nhạc hay thể thao, tậu thiết bị điện tử mới,… Tóm lại hạng mục này sẽ dành cho việc thỏa mãn những mong muốn của bạn, lấy đó để làm động lực kiếm tiền.
 
  • 20% Tiết kiệm
 
Hãy cố gắng phân bổ 20% thu nhập ròng của bạn cho các khoản tiết kiệm và đầu tư. Điều này bao gồm tiền trong quỹ khẩn cấp, tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, các kênh đầu tư sinh lời. Để tài chính cá nhân của bạn luôn được đảm bảo, bạn nên có trong tay ít nhất ba tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp để phòng trường hợp mất việc hoặc có một vấn đề bất trắc xảy ra trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư tài chính để đảm bảo cuộc sống của bạn khi nghỉ hưu hoặc những mục tiêu tài chính khác.
 
  1. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân với 6 chiếc lọ
 
Về cơ bản, áp dụng hệ thống quản lý tài chính cá nhân này, bạn sẽ chia tiền của mình thành sáu tài khoản khác nhau và có cơ cấu phần trăm số tiền từ thu nhập tổng của bạn để đưa vào mỗi tài khoản. Bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc những cái lọ thật sự. Những khoản thu nhập sau thuế của bạn sẽ được chia thành những phần sau:
 
  • 55% Cần thiết: Đây là khoản để bạn thanh toán những nhu cầu cần thiết như tiền thuê nhà, thực phẩm, tiền điện, nước và các khoản thanh toán phải trả mỗi tháng.
 
  • 10% Tiết kiệm dài hạn: Bạn có thể dùng khoản tiền này để mua sắm lớn hoặc tự thưởng cho mình những kỳ nghỉ tuyệt vời sau một thời gian dài. Ngoài ra, đây cũng là khoản bạn cần phải dành cho những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe hoặc trong cuộc sống. Bạn nên trích khoản tiền này và gửi vào sổ tiết kiệm ngay khi nhận được tiền lương mỗi tháng để tránh lạm dụng chi tiêu qua phần này.
 
  • 10% Hưởng thụ: Số tiền này có thể được dùng để phục vụ cho những sở thích của cá nhân bạn hoặc gia đình để lấy lại năng lượng sau những ngày làm việc mệt mỏi.
 
  • 10% Giáo dục: Đây là một lĩnh vực vô cùng cần thiết trong tài chính cá nhân mà những người thành công luôn đầu tư. Khoản tiền này dùng vào mục đích giúp bạn có thể tham gia vào những khóa học để phát triển bản thân, kỹ năng chuyên môn, hoặc mua sách để trau dồi kiến thức cho bản thân. Điều này góp phần giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc và có mức lương cao hơn (mở rộng thêm thu nhập).
 
  • 10% Đầu tư tài chính: Khoản tiền này có thể được dùng để đầu tư, góp vốn kinh doanh, hoặc gửi tiết kiệm,… mục đích chính là để chúng sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động cho bạn. Khoản này góp phần rất lớn trên con đường tự do tài chính. Nếu bạn quan tâm đến phương thức đầu tư tài chính thông qua chứng khoán có thể tham khảo thêm chuyên mục:  Cẩm nang đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu.
 
  • 10% Đóng góp từ thiện: Quỹ này được dùng để giúp đỡ người thân, bạn bè, từ thiện,… Tùy thuộc vào thu nhập của bạn mà bạn có thể điều chỉnh số tiền bạn bỏ ra ở khoản này.
 
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một con đường dài và cần nhiều kiến thức, cũng như là kinh nghiệm. Mỗi người sẽ có một phương thức quản lý tài chính riêng, phù hợp với tính cách, thu nhập, mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính của mình trên con đường tự do tài chính, bạn có thể gặp những chuyên gia tư vấn tài chính.
 
Với những lời khuyên tài chính cá nhân hiệu quả từ những cố vấn tài chính có kinh nghiệm lâu năm, bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân. Hơn thế, bạn còn có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt về tiết kiệm và đầu tư một cách an toàn và tối ưu nhất. Đối với những người trẻ càng cần quản lý tài chính cá nhân để có thể tạo lợi ích cũng như hạn chế rủi ro tốt nhất cho tài sản của mình.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

07/07/2022 7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

7 "TÍNH CÁCH" TIÊU TIỀN CỦA CON NGƯỜI

Trong hơn 10 năm nghiên cứu tâm lý tiền bạc và hạnh phúc, Ken Honda đã phát hiện ra rằng có bảy kiểu tính cách tiền bạc khác nhau. Thông thường, chúng ta rơi vào sự kết hợp của nhiều loại chứ không chỉ một loại.

xem bài viết
28/06/2022 4 GIAI ĐOẠN

4 GIAI ĐOẠN "CHUYỂN MÌNH" QUAN TRỌNG TRONG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Nhiều người mắc phải sai lầm khi luôn đặt nặng về Tài chính trong cuộc sống, vì trên thực tế, mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến không phải là tài chính mà là giá trị cống hiến cho xã hội. Tài chính chỉ là phương tiện để có thể duy trì, còn sống như thế nào chính là câu chuyện ta sẽ xây dựng lên cho cuộc đời của mình. Muốn toàn tâm toàn ý cống hiến, tất nhiên chúng ta phải hiểu tài chính để không còn quá phụ thuộc vào nó. Dưới đây là chia sẻ về các giai đoạn chuyển mình trong Tài chính cá nhân, cho dù bạn đang ở giai đoạn nào, đừng quên mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình.

xem bài viết
24/06/2022 NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH DỄ GẶP PHẢI

Theo nhà báo Kunyi Yang của CNN, con đường độc lập về tài chính thường không dễ dàng. Đối với những người trẻ hay độ tuổi đang lập nghiệp, việc tập trung vào kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho tương lai thường không phải ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ có thể mất nhiều tiền nếu đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhà báo Yang chỉ ra một số sai lầm phổ biến mà thường mắc phải. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

xem bài viết