VNDIRECT BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 8/2022: THỊ TRƯỜNG CỦNG CỐ ĐỘNG LỰC PHỤC HỒI

Ngày đăng 07/09/2022

  1. Chỉ số VN-INDEX tăng 6,3% trong tháng 8   
     Kể từ khi tạo đáy vào giữa tháng 7, chỉ số VN-INDEX đã củng cố xu hướng hồi phục trong tháng 8 và đóng cửa ở mức 1.282,6 điểm (+6,3% so với đầu tháng, -14,4% so với đầu năm). Chúng tôi tin rằng sự phục hồi mạnh mẽ của VN-INDEX được hỗ trợ bởi các yếu tố sau: 
  • Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt ở cả Mỹ và Việt Nam.  
  • Tâm lý thị trường được cải thiện với kỳ vọng Fed giảm tốc quá trình tăng lãi suất trong Q4/22.  
  • Đà tăng trưởng được thúc đẩy nhờ sự tham gia của dòng tiền đầu cơ.
       Trong khi đó, HNX-INDEX và UPCOMINDEX lần lượt tăng 3,8%/3,7% so với đầu tháng. Kể từ đầu năm 2022, HNX-INDEX đã giảm 36,8% so với đầu năm, UPCOM-INDEX cũng giảm 17,6% so với đầu năm.
       
 
2. VN-INDEX nằm trong số các thị trường diễn biến tích cực nhất trong tháng 8    
      Trong T8/22, tất cả các thị trường trong khu vực đều tăng điểm. Việt Nam (VN-Index, +6,3% sv đầu tháng), có hiệu suất cao hơn hầu hết các quốc gia cùng khu vực, bao gồm Malaysia (FPMKLCI, +0,5% sv đầu tháng), Singapore (STI Index, +1,2% sv đầu tháng), Indonesia (JCI Index, +2,6% sv đầu tháng), Thái Lan (SET Index, +4,3% sv đầu tháng), và chỉ thấp hơn Phillipines (PCOMP, +6,9% sv đầu tháng). Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, so với các thị trường khác được hỗ trợ bởi các yếu tố bao gồm (1) kỳ vọng tăng trưởng GDP mạnh mẽ và KQKD của các DNNY khả quan trong Q3/22, và (2) các chính sách hiệu quả của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng đã củng cố niềm tin của thị trường.  
       Tính từ đầu năm đến nay, VN-INDEX (-14,4% sv đầu năm) đã được cải thiện về thứ hạng khi vượt qua Hàn Quốc (KOSPI Index, -16,7% sv đầu năm) và chỉ số thị trường mới nổi MSCI (MXEF Index, -18,6% sv đầu năm).
 
3. Hầu hết các ngành đều phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8
      Lĩnh vực bán lẻ có diễn biến kém tích cực nhất trong tháng 7, tuy nhiên, xu hướng đã được đảo ngược và bán lẻ trở thành lĩnh vực có hiệu suất cao nhất trong tháng 8 (+16,6% sv đầu tháng) dựa vào (1) niềm tin người tiêu dùng cải thiện khi lạm phát hạ nhiệt và (2) kỳ vọng tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ trong Q3/22 khi so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021.  
     Phục hồi ấn tượng trong tháng 7, lĩnh vực Chứng khoán tiếp tục tăng mạnh 12,4% sv đầu tháng và trở thành top 2 ngành tích cực trong tháng 8. Diễn biến này được đóng góp bởi sự phục hồi của thanh khoản thị trường và thông tin về việc chu kỳ giao dịch được giảm xuống T+2 từ cuối tháng 8/2.  
      Các lĩnh vực khác giảm sâu trong tháng 7 như Dầu mỏ, Nước & khí đốt, Hóa chất đều chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8. Ngược lại, chỉ có nhóm Dịch vụ y tế điều chỉnh trong tháng 8.
(ảnh 2)
 
4. Phân tích dòng tiền
  • Thanh khoản tăng trở lại lần đầu kể từ tháng 3 năm 2022
       Giá trị giao dịch bình quân của ba sàn tăng 35,7% sv tháng trước (-36,1% svck ) lên 18.560 tỷ đồng (HOSE: 15.795 tỷ đồng/phiên, +35,6% sv tháng trước; HNX: 1.826 tỷ đồng/phiên, +41,9% sv tháng trước; UPCOM: 939 tỷ đồng/phiên, +26,5% sv tháng trước). Chúng tôi tin rằng sự phục hồi của thanh khoản thị trường được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản cải thiện tích cực bao gồm (1) Lạm phát Mỹ hạ nhiệt xuống mức tăng 8,5% svck trong tháng 7 (sv mức tăng 9,1% svck trong tháng 6), trong khi đó lạm phát của Việt Nam hạ xuống mức tăng 3,1% svck trong tháng 7 (sv mức tăng 3,4% svck trong tháng 6), (2) Thị trường kỳ vọng rằng FED có thể chậm lại đà tăng lãi suất điều hành trong Q4/22 khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, (3) GDP của Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng hai con số trong Q3/22.  Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới giảm xuống còn 198.988 tài khoản trong tháng 7 (-57,3% sv tháng trước), đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
 
  • Nhóm vốn hoá nhỏ có mức tăng cao nhất trong tháng 8
     Chỉ số VNSML (vốn hóa nhỏ) tăng 7,6% sv đầu tháng, trở thành nhóm vốn hoá hoạt động tốt nhất trong tháng 8. Chỉ số VNMID (vốn hoá trung bình) vượt trội hơn VN-INDEX với mức tăng 6,8% sv đầu tháng, trong khi chỉ số VN30 (vốn hoá lớn) (+6,1% sv đầu tháng) có mức tăng thấp hơn một chút so với VN-INDEX.  
      Tỷ trọng giao dịch của nhóm VN30 đã giảm từ 37,6% trong tháng trước xuống còn 35,8% trong tháng 8. Dòng tiền đầu cơ đã quay trở lại thị trường trong tháng 8 và hướng nhiều hơn đến các cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ.
 
  • Thanh khoản cải thiện ở tất cả các nhóm ngành
        Trái ngược với tháng trước khi thanh khoản giảm ở hầu hết các ngành, tháng này thanh khoản tăng trở lại ở tất cả các nhóm ngành. Điều này cho thấy dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán nhờ sự cải thiện của các yếu tố cơ bản.  
          Ngành thép có thanh khoản tăng ấn tượng nhất (+ 79% sv tháng trước) do đây là một trong những ngành có mức giảm sâu nhất tính từ đầu năm đến nay, do đó thu hút dòng tiền bắt đáy từ các nhà đầu tư trong tháng 8. 
        Các ngành khác có thanh khoản tăng mạnh bao gồm Vật liệu xây dựng (+ 42% sv tháng trước), Vận tải (+ 41% sv tháng trước) và Chứng khoán (+ 36% sv tháng trước).  Ngược lại, nhóm cung cấp khí đốt (+8% sv tháng trước) và hóa chất (+4% sv tháng trước) có mức cải thiện thanh khoản ít nhất trong tháng 8.
 
  • Khối ngoại quay lại mua ròng trong tháng 8
        Khối ngoại quay trở lại mua ròng trong tháng 8 với tổng giá trị mua ròng là 1.661 tỷ đồng (dữ liệu tại 23/08/2022). Trong bối cảnh lạm phát Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt và thị trường kỳ vọng rằng đà tăng lãi suất của FED có thể chậm lại vào cuối năm nay, những yếu tố này đã hỗ trợ dòng tiền đầu tư quốc tế quay trở lại các loại tài sản rủi ro, bao gồm cả chứng khoán tại các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.
         Trong 8 tháng đầu năm 2022, khối ngoại mua ròng tổng cộng 4.397 tỷ đồng, chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8. Đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh mạnh về vùng định giá hấp dẫn, qua đó thu hút dòng vốn ngoại mua ròng.
 
  • Khối tự doanh tiếp tục mua ròng trong tháng 8
       Trong tháng 8, khối tự doanh đã đẩy mạnh mua ròng 1.024 tỷ đồng trên HOSE (+38,2% sv tháng trước).  
    Các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất của khối tự doanh bao gồm VPB (417,6 tỷ đồng), HPG (194,3 tỷ đồng) và VND (130,1 tỷ đồng). Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất ở 3 mã là FPT (-226,6 tỷ đồng), TCB (-206,8 tỷ đồng) và MWG (-196,6 tỷ đồng). Đặc biệt, MWG là mã bị bán ròng nhiều nhất trong hai tháng liên tiếp.
 
Nguồn VNDirect
-
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us #Dich_vu_nguon

Bài viết cùng chủ đề

11/10/2022 SSS RESEARCH: TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN CÓ THỂ ĐẠT ĐỈNH TRONG QUÝ 3. ÁP LỰC LÊN THỊ TRƯỜNG SẼ TĂNG LÊN

SSS RESEARCH: TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN CÓ THỂ ĐẠT ĐỈNH TRONG QUÝ 3. ÁP LỰC LÊN THỊ TRƯỜNG SẼ TĂNG LÊN

SSI Research dự báo vận động của VN-Index trong tháng 10 sẽ được quyết định bởi vùng quan sát quan trọng 1.100 điểm.

xem bài viết
13/09/2022 NHỊP ĐIỀU CHỈNH CHƯA DỨT, VN-INDEX CÓ KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH LẠI VÙNG 1.240 ĐIỂM

NHỊP ĐIỀU CHỈNH CHƯA DỨT, VN-INDEX CÓ KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH LẠI VÙNG 1.240 ĐIỂM

Chứng khoán Yuanta cho rằng chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn rất bi quan với xu hướng hiện tại và khả năng tạo đáy vẫn còn thấp.

xem bài viết