SẢN XUẤT VÀ BÁN LẺ TĂNG TÍCH CỰC TRONG THÁNG 5/2022

Ngày đăng 17/06/2022

 

Trong thị trường đầy biến động và một loạt sự kiện quan trọng của quốc gia diễn ra trong tháng 5/2022 thì sản xuất và bán lẻ là ngành tăng trưởng tích cực nhất. Hãy cùng VinTrust điểm lại một số thông tin và khuyến nghị của công ty chứng khoán VCSC.

 

  1. Thông tin tích cực cho ngành sản xuất và bán lẻ trong tháng 5

    

     S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng “Ổn định”. Theo S&P Global Ratings, việc nâng hạng dựa trên triển vọng phục hồi kinh tế ổn định của Việt Nam, những cải thiện rõ rệt về quy trình, thủ tục hành chính của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực, cùng với vị thế đối ngoại vững vàng và thu hút vốn FDI ổn định trước những gián đoạn do dịch COVID-19. S&P Global Rating dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, và duy trì đà tăng trưởng dài hạn 6,5-7% từ năm 2023 trở đi. BB+ là thứ hạng cao nhất trong nhóm Đầu cơ và là bậc cuối cùng tiệm cận nhóm Đầu tư. Chúng tôi tin rằng việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài

 

       Số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày đã giảm mạnh xuống chỉ còn 1.000 ca vào cuối tháng 5. Tính đến cuối tháng 5/2022, các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày đã giảm mạnh xuống còn khoảng 1.000 ca, so với khoảng 5.000 ca vào cuối tháng 4. Trong đó, số ca nhiễm hàng ngày tại Hà Nội cũng giảm xuống còn 250, từ khoảng 800, trong khi số ca nhiễm từ TP. HCM chỉ còn khoảng 25- 30 ca mỗi ngày ngày vào tuần cuối tháng 5, từ 100 ca/ngày vào cuối tháng 4. Tổng số ca tử vong do COVID-19 đã giảm xuống còn 40 ca trong tháng 5, từ mức gần 550 ca trong tháng 4.

 

       Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đạt mức cao nhất trong 13 tháng. Theo S&P Global, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng ngành sản xuất (PMI) của Việt Nam đã tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 từ mức 51,7 điểm trong tháng 4, cho thấy sự cải thiện mạnh nhất của ngành sản xuất của Việt Nam kể từ tháng 4/2021. Sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh khiến các công ty phải tăng cường hoạt động mua hàng (mức cao nhất trong 3 tháng qua) và tăng tốc tuyển dụng (mức cao nhất kể từ tháng 4/2021). Mặc dù có một số khó khăn đến từ các yếu tố bên ngoài, số liệu PMI khả quan cho thấy hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục được cải thiện trong tháng tới.

 

        Sự kiện SEA Games 31 đã thúc đẩy doanh số bán lẻ trong tháng 5. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 5 tăng 22,6% YoY nhờ tiêu dùng tiếp tục phục hồi và Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 được tổ chức tại Việt Nam. Trong 5 tháng 2022, tổng doanh số bán lẻ tăng 9,7% YoY (tăng 6,3% YoY nếu loại trừ yếu tố giá, so với mức giảm 1,0% cùng kỳ 2021). Tốc độ tạo việc làm cải thiện sẽ hỗ trợ niềm tin của người tiêu dùng cũng như doanh số bán lẻ trong tháng 6. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng doanh thu bán lẻ của dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tháng 6 nhờ nhu cầu đi lại tăng cao trong mùa hè, trái ngược với giai đoạn bắt đầu phong tỏa nghiêm ngặt ở TP. HCM cùng thời điểm này năm 2021

 

       Thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm trong 5 tháng 2022. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (TCTK), tổng thu và chi ngân sách nhà nước 5 tháng 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng (+18,7% YoY) và 589,1 nghìn tỷ đồng (+3,7% YoY), lần lượt hoàn thành 57,1% và 33,0% kế hoạch năm. Tương ứng, ngân sách Nhà nước ghi nhận thặng dư 217,3 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022.

 

      Giải ngân vốn FDI trong tháng 5 đạt mức cao nhất 5 tháng. Vốn FDI giải ngân đạt 1,8 tỷ USD trong tháng 5 - mức giải ngân theo tháng cao nhất kể từ đầu năm nay - nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 7,7 tỷ USD (+7,8% YoY) - mức cao kỷ lục của 5 tháng đầu năm. Trong khi đó, tổng vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm 16,3% YoY, đạt 11,7 tỷ USD do vốn FDI đăng ký mới giảm (đạt 4,1 tỷ USD; -53,4% YoY). Ngành sản xuất chế biến/chế tạo vẫn là nhóm ngành thu hút vốn chính với vốn đăng ký 6,8 tỷ USD, đóng góp 58,2% tổng vốn đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2022, tiếp theo là ngành BĐS với 3,0 tỷ USD (đóng góp 25,6%).

 

      Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD trong tháng 5. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 30,9 tỷ USD (+18,1% YoY) và 32,6 tỷ USD (+14,3% YoY), dẫn đến nhập siêu 1,73 tỷ USD trong tháng 5. Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 153,3 tỷ USD (+16,7% YoY) và 152,9 tỷ USD (+15,3% YoY), dẫn đến xuất siêu 434 triệu USD. Chỉ số PMI tháng 5 cho thấy rằng các đợt phong tỏa gần đây tại Trung Quốc khiến các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 (so với tháng 4) đồng thời khiến việc giao hàng bị trì hoãn. Điều này cũng khá phù hợp với kết quả xuất khẩu trong tháng 5. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa Thượng Hải và một số thành phố khác vào đầu tháng 6, có thể giúp giảm bớt những hạn chế đối với hoạt động thương mại.

 

       Giá xăng dầu tăng khiến lạm phát tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước (MoM) và 2,86% YoY, chủ yếu do giá xăng dầu tăng. Trong tháng 5, CPI của nhóm giao thông vận tải tăng 2,34% MoM, đóng góp 0,23 điểm % vào CPI. Xu hướng tăng giá dầu thô toàn cầu và chi phí đầu vào cũng như nhu cầu tiêu dùng phục hồi có thể tiếp tục làm tăng lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát với lạm phát bình quân 2,25% YoY trong 5 tháng đầu năm 2022, đây vẫn là mức thấp thứ hai trong cùng kỳ 5 năm qua. Chúng tôi hiện kỳ vọng CPI bình quân ở mức 3,5% trong năm 2022.

 

      Tỷ giá tăng do nhu cầu USD tăng. Ngày 11/05, NHNN thông báo tăng giá bán USD trong hợp đồng kỳ hạn 3 tháng từ 23.050 lên 23.250 đồng. Động thái mới nhất của NHNN đã khiến tỷ giá hối đoái giao ngay USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng. Ngoài ra, nhu cầu mua USD tăng do nhập siêu 1,7 tỷ USD trong tháng 5 đã khiến tỷ giá USD/VND tăng. Tính đến cuối tháng 5, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng được niêm yết ở mức 23.195 đồng (tăng 1,0% trong tháng 5 và 1,7% trong 5 tháng đầu năm 2022). Nguồn cung của NHNN và nguồn cung ngoại tệ ổn định sẽ tiếp tục hỗ trợ tỷ giá.

  1. Một số số liệu ngành sản xuất và bản lẻ

Sản xuất

Bán lẻ:

  1. Khuyến nghị của VCSC

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

▪️ Hotline: 033.939.9959

▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany

▪️ Website: https://vintrust.vn/

#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

11/10/2022 SSS RESEARCH: TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN CÓ THỂ ĐẠT ĐỈNH TRONG QUÝ 3. ÁP LỰC LÊN THỊ TRƯỜNG SẼ TĂNG LÊN

SSS RESEARCH: TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN CÓ THỂ ĐẠT ĐỈNH TRONG QUÝ 3. ÁP LỰC LÊN THỊ TRƯỜNG SẼ TĂNG LÊN

SSI Research dự báo vận động của VN-Index trong tháng 10 sẽ được quyết định bởi vùng quan sát quan trọng 1.100 điểm.

xem bài viết
13/09/2022 NHỊP ĐIỀU CHỈNH CHƯA DỨT, VN-INDEX CÓ KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH LẠI VÙNG 1.240 ĐIỂM

NHỊP ĐIỀU CHỈNH CHƯA DỨT, VN-INDEX CÓ KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH LẠI VÙNG 1.240 ĐIỂM

Chứng khoán Yuanta cho rằng chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn rất bi quan với xu hướng hiện tại và khả năng tạo đáy vẫn còn thấp.

xem bài viết