
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ và được sử dụng rất phổ biến trên thị trường chứng khoán. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng bên cạnh kênh vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như kênh huy động cổ phần trên thị trường chứng khoán. Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tính hết năm 2021 đạt 658,009 tỷ đồng (phát hành trong nước). Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát doanh nghiệp hành ra công chúng đạt 4.58% (thấp hơn nhiều so với năm 2020: 7.10%), còn lại là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Ngân hàng và bất động sản vẫn là hai nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng khối lượng phát hành, hai nhóm này chiếm tới hơn 70% quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021.
Nếu bạn đang tìm hiểu về đầu tư hay không biết trái phiếu là gì? Các thức hoạt động của trái phiếu như thế nào? Hôm nay, VinTrust sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về trái phiếu cũng như những đặc trưng của trái phiếu.
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một công cụ thu nhập cố định đại diện cho một khoản vay của nhà đầu tư đối với người đi vay (thường là doanh nghiệp hoặc chính phủ). Một trái phiếu có thể được coi là một thỏa thuận bằng văn bản không chính thức giữa người cho vay và người đi vay bao gồm các chi tiết của khoản vay và các khoản thanh toán của nó. Trái phiếu được sử dụng bởi các công ty và chính phủ để tài trợ cho các dự án và hoạt động của mình. Người sở hữu trái phiếu là người mua trái phiếu hoặc chủ nợ của công ty phát hành.
Những thông tin trên trái phiếu bao gồm mệnh giá, ngày kết thúc khi gốc của khoản vay đến hạn phải trả cho chủ sở hữu trái phiếu và thường bao gồm các điều khoản cho các khoản thanh toán lãi suất thay đổi hoặc cố định do người đi vay thực hiện.
2. Trái phiếu được phát hành bởi ai?
Chính phủ và các tập đoàn thường sử dụng trái phiếu để vay tiền. Các chính phủ cần tài trợ cho đường xá, trường học, đập hoặc các cơ sở hạ tầng khác. Chi phí đột ngột của chiến tranh cũng có thể đòi hỏi nhu cầu huy động vốn.
Tương tự, các tập đoàn thường vay để phát triển kinh doanh, mua tài sản và thiết bị, thực hiện các dự án, nghiên cứu và phát triển hoặc trả tiền thuê nhân viên. Vấn đề mà các tổ chức lớn gặp phải là họ thường cần nhiều tiền hơn mức mà các ngân hàng trung bình có thể cung cấp.
Trái phiếu cung cấp giải pháp bằng cách cho phép nhiều nhà đầu tư cá nhân đảm nhận vai trò của người cho vay. Với nó, hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân có thể cho vay một phần vốn cần thiết. Hơn nữa, thị trường cho phép người cho vay bán trái phiếu của họ cho các nhà đầu tư khác hoặc mua trái phiếu từ các cá nhân khác sau khi tổ chức phát hành huy động vốn lần đầu.
3. Phân loại trái phiếu
Có nhiều cách để phân loại trái phiếu, tuy nhiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay sẽ phân trái phiếu thành các loại như sau:
3.1. Phân loại trái phiếu theo bên phát hành
Tùy vào những bên phát hành trái phiếu thì sẽ được phân ra các loại trái phiếu khác nhau như sau:
-
Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là loại trái phiếu được các doanh nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần phát hành trên thị trường với mục đích gia tăng khoản vốn hoạt động kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp cũng có rất nhiều loại.
-
Trái phiếu Chính phủ: Loại trái phiếu này được phát hành nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ bằng cách huy động nguồn tiền nhàn rỗi của nhân dân, tổ chức kinh tê. Trái phiếu chính phủ được xem là loại trái phiếu uy tín nhất trên thị trường, vì vậy rủi ro của nó cũng rất thấp.
-
Trái phiếu ngân hàng: Loại trái phiếu này được phát hành bởi các ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng nhà nước với mục đích giá tăng nguồn vốn hoạt động.
3.2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu
-
Trái phiếu thả nổi: Đây là loại trái phiếu mà lợi tức trong các kỳ được trả sẽ có sự khác nhau. Lợi tức sẽ được tính theo một mức lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu
-
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Đối với loại trái phiếu này thì người mua sẽ không được nhận khoản lãi suất nào. Tuy nhiên người mua sẽ được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi loại trái phiếu đó đáo hạn theo quy định
-
Trái phiếu có mức lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu mà lợi tức của nó được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định theo từng mệnh giá.
3.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo
Trái phiếu đảm bảo: Đây là loại trái phiếu mà người phát hành sẽ sử dụng các loại tài sản có giá trị nhằm đảo bảo tính an toàn trong việc phát hành trái phiếu. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì quyền sở hữu tài sản sẽ thuộc về người nắm giữ trái phiếu của người phát hành. Trái phiếu đảm bảo cũng bao gồm 2 loại chủ yếu như sau:
-
Trái phiếu có tài sản cầm cố: Loại trái phiếu này thường những người phát hành sẽ cầm cố bất động sản… nhằm đảo bảo mức độ thanh toán cho trái chủ. Giá trị cầm cố tài sản sẽ phải lớn hơn mệnh giá trái phiếu được phát hành nhằm đảo bảo sự an toàn cho trái chủ.
-
Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Loại trái phiếu này thì người phát hành thường đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà mình đang sở hữu để làm tài sản thế chấp, đảm bảo sự uy tín khi phát hành trái phiếu.
Trái phiếu không đảm bảo: Đây là loại trái phiếu được phát hành nhưng không có tài sản đảm bảo mà chỉ được đảm bảo bằng uy tín của người hay đơn vị phát hành. Với loại trái phiếu này thường có tỷ lệ rủi ro khá cao trên thị trường.
—
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
#Vintrust #Trust_in_Us