T0, T1, T2, T3 là những thuật ngữ quen thuộc trong chứng khoán. Hãy tìm hiểu đặc điểm và cách thức hoạt động của T1, T2, T3 và cách lướt T0 để tối ưu lợi nhuận.
Nội dung chính
-
Tìm hiểu về ngày giao dịch T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán
-
Đặc điểm cũng như cách thức hoạt động của các lệnh T
-
Cách lướt T0 hiệu quả khi giao dịch cổ phiếu
Thuật ngữ T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán có thể khiến nhiều nhà đầu tư F0 gặp khó khăn. Hãy cùng VinTrust tìm hiểu về thuật ngữ này cùng những đặc điểm và cách thức hoạt động của T1, T2, T3 trong chứng khoán, làm cách nào để lướt T0 sinh lời tốt nhất.
1. T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?
Trong tiếng Anh, giao dịch là Transaction – Viết tắt là T. Như vậy, ngày T là ngày khớp lệnh giao dịch mua / bán chứng khoán của nhà đầu tư.
Hiểu theo cách này ta có:
-
T+0 (hay còn gọi là T0): là ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền ngay trong ngày giao dịch T.
-
T+1 (T1): là ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là sau ngày giao dịch 01 ngày.
-
T+2 (T2): là ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền về tài khoản sau ngày giao dịch 02 ngày.
-
T+3 (T3): là ngày bên mua được sở hữu cổ phiếu và bên bán nhận được tiền sau ngày giao dịch 03 ngày.
Vậy bán chứng khoán mấy ngày thì tiền về? Chứng khoán sẽ về tài khoản của người mua sau 4h chiều và tiền thanh toán sẽ về tài khoản của người bán sau 8h sáng ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào loại chứng khoán).
Lưu ý: Ngày T+1, T+2, T+3 không tính Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ.
Ví dụ: Nhà đầu tư, trader đặt lệnh mua chứng khoán vào thứ ba ngày 21/6/2022 (đây là ngày T) thì:
-
Theo nguyên tắc T+0, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán chính là Thứ Ba (21/6/2022).
-
Theo nguyên tắc T+1, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Tư (22/6/2022).
-
Theo nguyên tắc T+2, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Năm (23/6/2022).
-
Theo nguyên tắc T+3, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Sáu (24/6/2022).
Do sàn giao dịch chứng khoán nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ nên nếu ngày T0 rơi vào thứ Năm ngày 23/6/2022 thì:
-
T+0, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán chính là Thứ Năm (23/6/2022).
-
T+1, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Sáu (24/6/2022).
-
T+2, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Hai (27/6/2022).
-
T+3, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Ba (28/6/2022).
2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của T1, T2, T3 trong chứng khoán
Trước đây, khi các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử, các nhà đầu tư phải chờ giao hàng chứng khoán (chứng chỉ) và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó.
Do thời gian giao hàng có thể thay đổi và có thể biến động giá, các nhà quản lí thị trường đã thiết lập một khoảng thời gian mà chứng khoán và tiền mặt phải được giao trong những ngày đó.
Để xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3, những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa. T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì việc thanh toán phải được diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì sẽ thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.Nhưng nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới.
Giữa khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán, nhà đầu tư không thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, nhưng phải đến ngày thanh toán thì việc chuyển giao mới diễn ra.
3. Lướt T0 chứng khoán là gì?
Nếu bạn là F0 - nhà đầu tư mới bắt đầu học cách chơi chứng khoán, thì cần nắm được các mẹo để tối ưu lợi nhuận như lướt T0. Theo Thông tư 120/2020, nhà đầu tư được phép giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0) và phải đảm bảo điều kiện: Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch T0 ngay trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với bên công ty chứng khoán được quyền cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
Hợp đồng giao dịch trong ngày T0 phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay và giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán nếu phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật. Hợp đồng giao dịch T0 phải nêu rõ các rủi ro có thể phát sinh, thiệt hại và chi phí mà nhà đầu tư phải thanh toán.
Để tối ưu lợi nhuận, nhà đầu tư cần nắm được mẹo lướt T0, đặc biệt là mẹo dành cho các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ.
Để có thể giao dịch T0, bạn cần phải có sẵn một mã chứng khoán nào đó. Khi dự đoán thấy giá cả sẽ biến động mạnh thì có thể thực hiện lướt T0 trên mã đó. Có thể bán trước mua sau hoặc mua trước rồi bán ngay trong phiên giao dịch để hưởng ngay phần chênh lệch giá trong ngày.
Đối với cách này, chỉ phù hợp với nhà đầu tư: Đang có sẵn số lượng mã chứng khoán, hiểu tính cách của mã trên thị trường, Có thời gian theo dõi liên tục bảng và nền tảng kiến thức tốt, Nắm bắt thông tin nhanh nhạy để dự đoán sự biến động mạnh trong phiên
—
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
#Vintrust #Trust_in_Us