SO SÁNH DỊCH VỤ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (CẬP NHẬT 2022)

Ngày đăng 22/07/2022

Hiện nay, khi kinh doanh chứng khoán, một trong những vấn đề mà nhà đầu tư cần quan tâm nhất chính là so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán. Bởi vì với khối lượng giao dịch hàng ngày lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, thì phí giao dịch các công ty chứng khoán sẽ là một con số tương đối lớn. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán để chọn ra công ty chứng khoán phù hợp với định hướng đầu tư của mình. Qua bài viết dưới đây, VinTrust sẽ gửi đến nhà đầu tư về so sánh các dịch vụ chứng khoán

    Nội dung bài viết:

  • Công ty chứng khoán là gì?
  • Một số công ty chứng khoán uy tín hiện nay?
  • Phí giao dịch các công ty chứng khoán được quy định như nào?
  • So sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán?

 

1. Công ty chứng khoán là gì

 

      Trong Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC có định nghĩa rõ thế nào là công ty chứng khoán. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh chứng khoán được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước.

 

     Hoạt động kinh doanh chứng có thể thể là một số hoặc toàn bộ những hoạt động sau: tự doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

 

    Công ty chứng khoán được hoạt động dưới sự kiểm soát của Luật chứng khoán và một số quy định khác của pháp luật. Công ty chứng khoán được hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH đều được.

 

2. Một số công ty chứng khoán uy tín hiện nay?

 

    Dựa vào các tiêu chí như bảng giá, lãi suất, phí giao dịch,… là cách để đánh giá một công ty môi giới chứng khoán lớn mạnh. Để hỗ trợ các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về các công ty môi giới chứng khoán hơn, top 10 công ty môi giới chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam là:

3. Phí giao dịch các công ty chứng khoán được quy định như nào?

 

    Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định, các công ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5% giá trị một lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Thực tế, mức phí này đang dao động trong khoảng 0,1% đến 0,35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới hoạt động vì đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.

 

    Thực tế khi giao dịch chứng khoán, khoản phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng phí mà nhà đầu tư phải chịu. Ví dụ, một khách hàng đặt mua 1.000 cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động qua công ty chứng khoán A với giá khớp lệnh 166.500 đồng mỗi đơn vị. Vậy tổng giá trị mua của giao dịch trên là 166,5 triệu đồng. Với mức phí 0,2% của công ty A, khách hàng này cần trả thêm 333.000 đồng phí giao dịch. Tổng cộng, người này cần chi 166,833 triệu đồng để mua thành công 1.000 cổ phiếu MWG

 

4. So sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán?

 

      Đa phần các công ty thường có mức phí giao dịch cố định cho loại hình giao dịch trực tuyến. Với giao dịch qua kênh khác, mức phí được chia ra nhiều mức tùy thuộc vào giá trị giao dịch của khách hàng. Biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán có thị phần cao nhất là:



 

Công ty

Thị phần

Phí giao dịch (tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên một tài khoản)

VPS

13,24%

Giao dịch trực tuyến: 0,2%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,3%

 

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27%

 

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

 

– Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22%

 

– Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2%

 

– Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15%

SSI

11,89%

Giao dịch trực tuyến: 0,25%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 50 triệu đồng: 0,4%

 

– Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35%

 

– Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%

 

– Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%

HSC

8,23%

Giao dịch trực tuyến: 0,2%

Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,35%

 

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%

 

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

 

– Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%

 

– Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

VNDS

5,62%

Giao dịch trực tuyến: 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Giao dịch độc lập: 0,2%

 

– Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%

 

– Giao dịch qua môi giới: 0,35%

VCSC

5,62%

0,15% đến 0,35%

MAS

4,41%

Giao dịch trực tuyến: 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,25%

 

– Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2%

MBS

4,07%

Giao dịch trực tuyến: 0,12%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%

 

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,325%

 

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3%

 

– Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25%

 

– Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2%

 

– Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

TCBS

3,6%

0,1% trên tất cả các kênh giao dịch

Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075%

FPTS

3,46%

– Dưới 200 triệu đồng: 0,15%

 

– Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14%

 

– Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13%

 

– Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12%

 

– Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11%

 

– Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1%

 

– Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09%

 

– Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0.08%

BCS

3,25%

Gói tư vấn đầu tư online: 0,18%

Gói chuyên gia tư vấn: 0,2%

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

▪️ Hotline: 033.939.9959

▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany

▪️ Website: https://vintrust.vn/

▪️ Sản phẩm HỢP TÁC VỐN VAY: https://bit.ly/SanphamHOPTACVONVAY

#Vintrust #Trust_in_Us

 

Bài viết cùng chủ đề

02/12/2022 GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

Giá niêm yết là một khái niệm quan thuộc trong nhiều lĩnh vực, trong đầu tư thì giá niêm yết có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt. Đây là bảng giá thông báo công khai giá hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua biết. Giá niêm yết cổ phiếu là giá bán công khai được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nội dung chính

xem bài viết
01/12/2022 NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

Khi cổ phiếu thoát sàn cũng đồng thời kích hoạt dòng tiền bắt đáy từ nhiều nhà đầu tư, bởi họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh mẽ sau khi đã chiết khấu rất sâu.

xem bài viết
30/11/2022 JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

Áp dụng nguyên tắc đầu tư đơn giản: “Mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp”, nhà đầu tư John Neff đã đưa quỹ Windstor trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Vậy John Neff là ai?

xem bài viết