Repo là một dạng hợp đồng thỏa thuận mua lại, tức khi nhà đầu tư đã bán tài sản và cam kết mua lại chính tài sản đó trong tương lai. Repo có nhiều ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, được nhiều nhà đầu tư ưu thích sử dụng. Tuy nhiên, Repo vẫn còn nhiều hạn chế tại Việt Nam hiện nay. Hiểu đúng bản chất và rủi ro của Repo sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn. VinTrust sẽ cung cấp một số thông tin về cơ bản về Repo trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm
Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.
2. Việc này được thực hiện như sau:
Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận repo.
Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.
3. Bản chất của Hợp đồng Repo.
Thứ nhất, hợp đồng Repo là sự chuyển giao quyền sở hữu giữ giữa bán sang người mua. Qua đó, trong thời hạn Repo, người mua (thông thường là các Công ty chứng khoán, sàn môi giới,…) sẽ nắm giữa quyền sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư) phải thực hiện làm thủ tục trực tiếp chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản này cho người mua. Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua phải hoàn toàn chịu rủi ro và hưởng lợi ích phát sinh từ phần tài sản đó. Đây có thể được xem là điểm khác biệt to lớn nhất của Repo so với cầm cố thông thường vì trong cầm cố, người vay vẫn còn quyền sở hữu đối với tài sản đó cổ phiếu còn Công ty chứng khoán chỉ có vai trò như người “giữ” cổ phiếu mà thôi.
Thứ hai, ở hợp đồng Repo, các tổ chức như Công ty chứng khoán, sàn môi giới,… đều hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản để kinh doanh và kiếm lợi nhuận trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ bên mua & bán khác biệt so với mua bán thông thường. Đơn giản, nếu trong mua bán thông thường, người mua nhận quyền sở hữu tài sản và người bán không còn được bất kỳ liên quan gì đến tài sản nữa; thì trong hợp đồng Repo, mối quan hệ mua và bán hoàn toàn khác biệt. Bên bán vẫn tiếp tục nhận các lợi ích phát sinh, trong khi đó bên mua có thể dùng tài sản đó để kinh doanh sinh lợi. Ví dụ: Ông A bán hợp đồng Repo với tài sản cổ phiếu Apple (APPL) cho Ngân hàng B, và cam kết mua lại trong thời gian 1 tuần sau. Quyền sở hữu đã được chuyển nhượng sang Ngân hàng B. Trong thời hạn hợp đồng, nếu các quyền phát sinh của cố phiếu APPL như cổ tức, quyền tham dự đại hổi cổ đông,…thì A vẫn được hưởng, mặc dù B nắm quyền sở hữu.
repo
Có thể nói, đây chính là điểm khác biệt đặc trưng nhất của hợp đồng repo, và chính đặc điểm này đã giúp loại hợp đồng này rất được ưu chuộng tại các thị trường tài chính phát triển.
—
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us