PHÂN BIỆT CÁCH HẠCH TOÁN GIỮA CÔNG TY CON VÀ CÔNG TY LIÊN KẾT

Ngày đăng 24/08/2022
 
 
Trong các báo cáo tài chính theo quy định pháp luật có sự khác nhau giữa Hạch toán công ty con và công ty liên kết. VinTrust sẽ đưa ra điểm khác nhau cơ bản về 02 loại công ty này và mong nhà đầu tư sẽ tỉnh táo trước báo cáo của các doanh nghiệp.
 
1. Hạch toán công ty con
Điều 41 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán đầu tư vào công ty con: 
 
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con. Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác (gọi là công ty mẹ), (kể cả công ty thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập).
 
b) Chỉ hạch toán vào TK 221 “Đầu tư vào công ty con” khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết (ngoại trừ trường hợp tại điểm c dưới đây) và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi công ty mẹ không còn quyền kiểm soát công ty con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con. Trường hợp nhà đầu tư tạm thời nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết tại đơn vị nhưng không dự định thực thi quyền biểu quyết do mục đích đầu tư là mua – bán công cụ vốn để kiếm lời (nắm giữ khoản đầu tư vì mục đích thương mại và quyền kiểm soát chỉ là tạm thời) thì không hạch toán khoản đầu tư vào tài khoản này mà hạch toán là đầu tư ngắn hạn.
 
c) Các trường hợp sau khoản đầu tư vẫn được hạch toán vào TK 221 “Đầu tư vào công ty con” khi doanh nghiệp đầu tư nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con, nhưng có thỏa thuận
 
2. Hạch toán công ty liên kết
Nguyên tắc kế toán Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
 
a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
  • Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
 
  • Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
 
b) Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 Thông tư này.
 
c) Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết.
 
d) Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.
 
đ) Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
 
e) Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn đầu tư vào từng công ty liên doanh, liên kết, từng lần đầu tư, từng lần thanh lý, nhượng bán.
 
-
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us #Dich_vu_nguon

 

Bài viết cùng chủ đề

02/12/2022 GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

Giá niêm yết là một khái niệm quan thuộc trong nhiều lĩnh vực, trong đầu tư thì giá niêm yết có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt. Đây là bảng giá thông báo công khai giá hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua biết. Giá niêm yết cổ phiếu là giá bán công khai được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nội dung chính

xem bài viết
01/12/2022 NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

Khi cổ phiếu thoát sàn cũng đồng thời kích hoạt dòng tiền bắt đáy từ nhiều nhà đầu tư, bởi họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh mẽ sau khi đã chiết khấu rất sâu.

xem bài viết
30/11/2022 JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

Áp dụng nguyên tắc đầu tư đơn giản: “Mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp”, nhà đầu tư John Neff đã đưa quỹ Windstor trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Vậy John Neff là ai?

xem bài viết