LỆNH LO - CÁCH ĐẶT LỆNH LO

Ngày đăng 01/07/2022
 
 Lệnh LO trong chứng khoán còn gọi là lệnh giới hạn. VinTrust sẽ cung cấp cho nhà đầu tư tìm hiểu về các loại lệnh LO, những ưu nhược điểm của từng loại và cách đặt lệnh giới hạn LO dành cho nhà đầu tư thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Tìm hiểu về loại lệnh LO trong chứng khoán
  • Cách thực hiện lệnh LO
  • Ưu và nhược điểm của lệnh LO
1. Lệnh LO là gì? Đặc điểm của lệnh LO
 
      LO là viết tắt của từ tiếng Anh “Limit Order”, dịch sang tiếng Việt là “lệnh giới hạn”. Trong chứng khoán, lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. 
     Lệnh LO là lệnh cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong chứng khoán. Lệnh có hiệu lực bắt đầu từ khi mở cửa cho đến hết ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ. Nếu lệnh này được đặt trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa thì lệnh sẽ ở trạng thái "chờ gửi" và chỉ có hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.
     Khi đặt lệnh Limit Order, thường thì sẽ ở trạng thái lệnh chờ tức là không được khớp ngay với bên đối ứng mà phải treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán, trừ trường hợp bạn đặt mua với giá cao hơn hoặc bằng với giá hiện đang đặt bán thì lệnh LO mới được khớp ngay.
     Lệnh giới hạn có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP (lệnh thị trường) trong phiên khớp lệnh liên tục.
2. Các loại lệnh LO
Lệnh giới hạn được phân thành 2 loại như sau:
  • Lệnh LO ở phiên mở cửa: Lệnh này dùng để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại phiên mở cửa thị trường nếu mức giá thị trường thoả mãn các điều kiện giới hạn. Loại lệnh này chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên, sau đó hết hiệu lực.
  • Lệnh LO ở phiên đóng cửa: Lệnh này được thực hiện tại mức giá đóng cửa, dùng để mua hoặc bán một mã cổ phiếu tại mức giá đóng cửa trong trường hợp mức giá này tốt hơn mức giá giới hạn được đặt trong lệnh, nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì lệnh sẽ bị huỷ. Để giao dịch tại mức giá tốt hơn, bạn nên đặt lệnh LO tại phiên đóng cửa.
3. Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán
 
        Trước tiên, bạn cần phải tạo tài khoản chứng khoán. Để tham gia giao dịch mua hoặc bán chứng khoán, nhà đầu tư phải chọn một trong các loại lệnh như LO, MP, ATO, ATC, PLO. Lệnh LO có thể được sử dụng trên cả 3 sàn UPCOM, HOSE và HNX. Lệnh LO được sử dụng trong tất cả các phiên giao dịch và suốt phiên.
Cách đặt lệnh giới hạn online bao gồm 5 bước:
  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản qua app hoặc web của công ty chứng khoán. Tại đây, màn hình đặt lệnh sẽ hiển thị các thông tin: số dư tiền mặt, sức mua, số dư chứng khoán... 
  • Bước 2: Bạn chọn “Mua” hoặc “Bán”, tiếp tục chọn "Lệnh thông thường" 
  • Bước 3: Điền các thông tin liên quan đến lệnh như: Mã chứng khoán, giá đặt, giá trị muốn mua, khối lượng mua / bán… Trong đó, bạn cần lưu ý giá của lệnh LO phải nằm trong mức từ giá sàn - giá trần.
  • Bước 4: Chọn "Đặt lệnh", hệ thống sẽ hiển thị thông tin để duyệt. Bạn cần đọc kỹ, kiểm tra các thông tin lần cuối.
  • Bước 5: Nhập mã OTP và chọn “Xác nhận” trên giao diện để kết thúc quá trình đặt lệnh. Lúc này, màn hình hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin bạn đã đăng ký gồm: đối tượng đặt lệnh, thời gian đặt lệnh, loại lệnh, trạng thái lệnh… Hệ thống sẽ tự động lưu giữ lệnh LO mà bạn đã đặt.
4. Ưu và nhược điểm của lệnh LO
 
Các ưu điểm nổi bật của lệnh giới hạn:
  • Sử dụng thông thạo lệnh LO sẽ giúp bạn có cơ hội mua / bán chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh, thu về lợi nhuận cao.
  • Giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch bởi nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh khi đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết. 
  • Có thể dự tính ngay được mức lãi hoặc lỗ nếu giao dịch được thực hiện.
Lệnh LO cũng có một số mặt hạn chế như:
  • Trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn thì bạn có thể bị mất cơ hội đầu tư.
  • Nếu không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh thì lệnh LO sẽ không thực hiện được.
  • Nếu nhà đầu tư dự đoán không chuẩn thì sẽ mất thời gian chờ đợi, tạo ra áp lực tâm lý.
5. Những lưu ý khi đặt lệnh LO
 
Để sử dụng lệnh LO hiệu quả, nhà đầu tư cần linh động và chú ý các vấn đề sau:
     Khi đặt lệnh LO, nhà đầu tư đăng ký khối lượng và mức giá cố định nên có thể đặt giao dịch tại mức giá ưng ý nhất, đem lại lợi nhuận ở mức cao nhất. Trong phiên khớp lệnh định kỳ ATO, ATC, lệnh LO có thể khớp với giá tốt nhất, không giống với giá bạn đã đặt.
     Ví dụ: Nếu nhà đầu tư đặt mua với giá cao hơn giá cuối cùng thì sẽ được mua với giá cuối cùng (được mua rẻ hơn dự kiến). Nếu giá mua thấp hơn thì không khớp. Còn nếu nhà đầu tư đặt giá bán thấp hơn giá cuối cùng thì sẽ được bán với giá cuối cùng (bán cao hơn giá đặt), trường hợp cao hơn thì không khớp.
      Việc đặt lệnh Limit Order giúp nhà đầu tư tránh bị mua vào giá cao hoặc bán ra giá thấp. Khi nhà đầu tư đặt giá mua vào cao hơn hoặc bằng giá bán thấp nhất, hoặc đặt giá bán ra thấp hơn hoặc bằng giá mua cao nhất, lệnh LO có thể gần giống với lệnh lệnh thị trường (lệnh MP).
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Fanpage: https://www.facebook.com/VintrustCompany
▪️ Website: https://vintrust.vn/
▪️ Sản phẩm NGUỒN: https://bit.ly/SanphamNGUON
#Vintrust #Trust_in_Us

Bài viết cùng chủ đề

02/12/2022 GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

Giá niêm yết là một khái niệm quan thuộc trong nhiều lĩnh vực, trong đầu tư thì giá niêm yết có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt. Đây là bảng giá thông báo công khai giá hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua biết. Giá niêm yết cổ phiếu là giá bán công khai được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nội dung chính

xem bài viết
01/12/2022 NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

Khi cổ phiếu thoát sàn cũng đồng thời kích hoạt dòng tiền bắt đáy từ nhiều nhà đầu tư, bởi họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh mẽ sau khi đã chiết khấu rất sâu.

xem bài viết
30/11/2022 JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

Áp dụng nguyên tắc đầu tư đơn giản: “Mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp”, nhà đầu tư John Neff đã đưa quỹ Windstor trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Vậy John Neff là ai?

xem bài viết