DAVID DREMAN - NHÀ ĐẦU TƯ ĐI NGƯỢC ĐÁM ĐÔNG

Ngày đăng 16/11/2022
ên tuổi của gắn liền với chiến lược đầu tư giá trị ngược trào lưu. Cuốn sách đầu tiên của ông "Chiến lược đầu tư ngược trào lưu: Tâm lý học của sự thành công trên thị trường chứng khoán" (1980) là một sách kinh điển về đầu tư. Ông là tác giả của vô số những bài báo về đầu tư mang tính học thuật trên các tờ báo "Thời báo đầu tư", "Nhà phân tích tài chính" và "Thời báo tài chính".  Dreman cũng viết bài cho chuyên mục "Người đi ngược trào lưu" rất được kính trọng trên tạp chí Forbes trong suốt 22 năm.  
 
      David Dreman tốt nghiệp ĐH Manitoba (Canada) năm 1958. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giám đốc nghiên cứu cho Rauscher Pierce, chuyên viên đầu tư cao cấp và với Seligman biên tập viên cao cấp của Dịch vụ đầu tư Value Line. Năm 1977, ông thành lập công ty đầu tư riêng của mình, Công ty quản lý giá trị Dreman và làm chủ tịch công ty. 
 
Phong cách đầu tư
 
        Người ta tường thuật rằng Dreman đến với kiểu đầu tư ngược đám đông một cách khó nhọc. Năm 1969, Dreman, một nhà phân tích non trẻ vào thời điểm đó, đang theo dõi đám đông khi cổ phần của các công ty có thu nhập bèo bọt tăng dựng đứng. Ông được chú ý khi nói " Tôi đầu tư vào cổ phiếu toàn bộ và đã mất 75% giá trị tài sản ròng của tôi." Sau kết quả của bài học theo đám đông đau đớn đó, ông trở nên say mê với tâm lý nhà đầu tư ảnh hưởng như thế nào tới hành vi và trở thành một nhà đầu tư đi ngược trào lưu.
 
      Thứ nhất, Quy trình đầu tư của quỹ David là thuần túy phân tích giá trị công ty.
     Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn doanh nghiệp của David là: có vị thế tài chính vững mạnh. Điều này cho phép: 
  • công ty sống sót trong giai đoạn môi trường kinh doanh bất lợi, hoặc nền kinh tế đi vào suy thoái;
  • đồng thời cũng là đảm bảo mức cổ tức bền vững;
  • cấu trúc tài sản không thay đổi nhằm giảm thiểu sai số khi phân tích ban đầu.
      Những vấn đề cần phân tích trong tiêu chí đầu tiên này bao gồm doanh thu, dòng tiền, tăng trưởng lợi nhuận, đồng thời đánh giá về sản phẩm công ty.
 
     Thứ hai, David tìm kiếm những công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn S&P 500 trong thời gian gần đây và nhiều khả năng sẽ không giảm trong thời gian tới. Phân tích này chỉ đơn giản là ước lượng tuyến tính trong ngắn hạn và không hướng đến dự đoán lợi nhuận. David tiếp tục xem xét các dự báo từ các CTCK, đặc biệt là những dự báo kém khả quan. Và mặc dù ước lợi nhuận theo hướng đơn giản như vốn có, David vẫn hướng đến những dự báo thận trọng nhất để giảm thiểu rủi ro.
 
     Thứ ba, sau khi các chỉ báo trên đã phù hợp, David tìm hiểu liệu cổ tức công ty có lâu bền và tăng (nếu có thể), suất cổ tức có cao hơn mức trung bình của S&P 500? Cũng như những con số thống kê như trên, danh mục cổ phiếu những công ty có PE, P/CFO, P/B thấp, chiến lược contrarian có thể đem lại đồng thời suất cổ tức cao và mức tăng giá tốt hơn những cổ phiếu đang được yêu thích trên thị trường. David cũng luôn ưu tiên những công ty có suất cổ tức cao hơn trung bình, vì đó là yếu tố tăng xác suất thành công của cổ phiếu contrarian.
 
Xây dựng triết lý về đầu tư contrarians
 
       David bắt đầu xây dựng có hệ thống phương pháp đầu tư contrarians sau khi rời công ty Value Line; sau đó cho ra đời cuốn sách đầu tiên mang tên “Tâm lý học và thị trường chứng khoán: không chỉ là lựa chọn ngẫu nhiên”.
 
       Vào cuối năm 1969, đầu 1970, giá cổ phiếu tăng cao, và David tự hỏi vì sao phố Wall trở nên quá lạc quan như vậy. Sau đó thị trường con gấu xuất hiện vào những năm 1973-1974, những cổ phiếu đó giảm đến 90% và không ai muốn để ý đến chúng nữa. Tại thời điểm này, David thắc mắc tại sao nhà đầu tư lại tránh xa cổ phiếu với sự ác cảm lớn, trong khi lúc này ông chỉ nhìn thấy giá trị.
 
      Tài chính hành vi đã thu hút David, ông nhận ra lý do tại sao mọi người thường xuyên mắc sai lầm. Những nhà phân tích chứng khoán hay quản lý quỹ đều là những người thông minh, trí tuệ nhưng họ đều bị mắc lỗi tâm lý khiến họ hành động theo đám đông. Họ bỏ qua những kiến thức được học hành bài bản để phạm sai lầm, mà sau đó, họ thường hối hận và tự hứa sẽ không bao giờ mắc lại.
 
       Từ những nghiên cứu chuyên sâu hơn, David xây dựng chiến lược đầu tư contrarians, đầu tư vào những cổ phiếu bị lãng quên, mà ông cho rằng đó là chìa khóa để đánh bại index. Hầu hết những người tham gia thị trường đều bị ảnh hưởng tâm lý khi đầu tư. Cho dù họ học ở đâu, kiến thức về tài chính ra sao thì họ thường hướng đến những sai lầm tâm lý lặp đi, lặp lại.
 
Phương pháp đầu tư contrarians – thực tế trải nghiệm
      Sau 5 năm thực thi phương pháp đầu tư contrarians, David có kết quả vượt trội so với S&P500 và những đồng nghiệp của mình. Đến năm 1985, cổ phiếu giá trị cho kết quả lợi nhuận khá ấn tượng so với những dòng cổ phiếu khác, đặc biệt là cổ phiếu tăng trưởng. 
 
      Trước đó, đại đa số nhà đầu tư trên thị trường cho rằng cổ phiếu giá trị đã hết thời, họ bán ra khiến cổ phiếu giá trị giảm mạnh, điều này cho phép David mua thêm nhiều hơn nữa. Hơn một năm sau, cổ phiếu giá trị tăng trở lại, và vị thế MUA khiến cho ông lãi lớn.
 
      Khẩu hiệu của David là: “Chúng tôi là những nhà đầu tư giá trị”. David luôn mua cổ phiếu khi chúng được giao dịch tại mức PE, P/CF hoặc P/B thấp; và sẽ ưu tiên những cổ phiếu có suất cổ tức hấp dẫn. Mức PE hấp dẫn là khi chúng thấp hơn chỉ số chung của thị trường.
 
-
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us #Dich_vu_nguon

Bài viết cùng chủ đề

02/12/2022 GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

GIÁ NIẾM YẾT - NÊN MUA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT HAY CHƯA NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH

Giá niêm yết là một khái niệm quan thuộc trong nhiều lĩnh vực, trong đầu tư thì giá niêm yết có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt. Đây là bảng giá thông báo công khai giá hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua biết. Giá niêm yết cổ phiếu là giá bán công khai được giao dịch trên sàn chứng khoán. Nội dung chính

xem bài viết
01/12/2022 NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU VỪA THOÁT SÀN

Khi cổ phiếu thoát sàn cũng đồng thời kích hoạt dòng tiền bắt đáy từ nhiều nhà đầu tư, bởi họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh mẽ sau khi đã chiết khấu rất sâu.

xem bài viết
30/11/2022 JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

JOHN NEFF - NHÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI TÀI NGƯỜI MỸ

Áp dụng nguyên tắc đầu tư đơn giản: “Mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp”, nhà đầu tư John Neff đã đưa quỹ Windstor trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Vậy John Neff là ai?

xem bài viết