Danh mục đầu tư là vấn đề quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Vậy danh mục đầu tư là gì? Làm sao để xây dựng được danh mục tối ưu nhất? Nội dung chính
-
Danh mục đầu tư tài chính
-
Các loại danh mục đầu tư trong tài chính
-
Những lưu ý giúp bạn xây dựng danh mục đầu tư tốt nhất
Danh mục đầu tư còn được biết đến là cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên để hiểu rõ danh mục đầu tư là gì thì không phải ai cũng rõ. Vì thế chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả nhất.
1. Danh mục đầu tư là gì?
Danh mục đầu tư còn gọi là cơ cấu đầu tư. Danh mục đầu tư là tập hợp các sản phẩm đầu tư tài chính. Mỗi nhà đầu tư có thể sở hữu các danh mục đầu tư khác nhau, cùng những chiến lược khác nhau để hạn chế rủi ro. Danh mục đầu tư có thể bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, tiền mặt, hợp đồng tương lai…
2. Các loại danh mục đầu tư
Hiện nay có các loại danh mục đầu tư như:
-
Danh mục đầu tư an toàn là khoản đầu tư có mức độ rủi ro bình thường, lợi nhuận thấp. Danh mục đầu tư này gồm khoản vay ngắn hạn, trái phiếu… với độ rủi ro thấp. Những sản phẩm trong danh mục đầu tư này thường ít bị ảnh hưởng bởi thị trường
-
Danh mục đầu tư mạo hiểm là khoản đầu tư có mức độ rủi với lợi nhuận cao. Chủ yếu là đầu tư cổ phiếu. Danh mục đầu tư mạo hiểm thường được quản lý bởi nhà đầu tư không sợ dao động mạnh. Những mã cổ phiếu trong danh mục này thường có chỉ số beta khá cao và khá nhạy với những biến động của thị trường. Thông thường những mã cổ này có chỉ số beta là 2 và có thể tăng gấp 2 nếu gặp những biến động thị trường lớn.
-
Danh mục đầu tư theo thu nhập: Danh mục này tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc phân phối cho cổ đông. Những mã cổ phiếu trong nhóm này được đánh giá khá an toàn, và mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, những nhóm cổ phiếu này phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ kinh tế.
-
Danh mục đầu tư đầu cơ có nhiều rủi ro hơn bất kì các danh mục khác. Chỉ nên sử dụng 10% tổng tài sản cho danh mục đầu tư loại này. Với nguyên tắc trong đầu tư, "rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn", nhóm cổ phiếu này mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội gia tăng nhanh tài sản của mình, tuy nhiên rủi ro rất cao.
-
Danh mục đầu tư hỗn hợp là chọn đa dạng hóa các tài sản với độ rủi ro và lợi nhuận khác nhau. Loại hình này sẽ giảm rủi ro trong trường hợp nếu một đầu mục giảm thì sẽ không kéo theo giá của các đầu mục khác.
3. Cách phân loại danh mục đầu tư
Cách phân loại danh mục đầu tư như sau:
-
Dựa theo mức vật thể gồm có không vật thể, vật thể.
-
Dựa theo thời hạn đầu tư gồm có ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
-
Dựa theo lợi nhuận gồm có cao, trung, không lợi nhuận.
-
Dựa theo hình thức đầu tư gồm có đầu tư thẳng, ủy thác.
-
Dựa theo mức độ rủi ro gồm có cao, trung bình, thấp, không rủi ro;
-
Dựa theo kiểu: thật (mua vật thật), tài chính (đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, và các chứng khoán khác, đầu cơ (mua tài sản như ngoại tệ, kim loại quý, cổ phiếu và khác hay đầu tư để kiếm lãi sau khi giá thay đổi vào tương lại).
-
Cổ phiếu, mức thanh khoản: cao (chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn), trung bình (chuyển đổi thành tiền từ 1-6 tháng), thấp (chuyển đổi thành tiền từ 6 tháng), không có (không thể chuyển đổi thành tiền đơn độc, chỉ trong cá tổng thể).
4. Những lưu ý khi xây dựng danh mục đầu tư
Khi xây dựng danh mục đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ các loại danh mục đầu tư, cách phân loại danh mục đầu tư sao cho phù hợp với khả năng cũng như khẩu vị rủi ro của mình.
Đa dạng danh mục đầu tư, đây là cách giúp bạn tối ưu hóa khoản đầu tư của mình cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình đầu tư
Lựa chọn những sản phẩm đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Mỗi người sẽ có những danh mục đầu tư riêng, vì vậy hãy lựa chọn và xây dựng cho mình những sản phẩm đầu tư hợp lý nhất nhé.
Học hỏi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính trước khi đầu tư, đây cũng là cách giúp bạn gia tăng kiến thức cũng như có được những kinh nghiệm đầu tư hiệu quả của những người đã có kinh nghiệm.
5. Các bước xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả
Cần xác định tình hình tài chính, mục tiêu tài chính cá nhân. Trong đó cần xem xét độ tuổi hiện tại, số vốn đầu tư ban đầu, thời gian và khả năng tăng vốn đầu tư trong thời gian tới. Tiếp theo là thu nhập muốn có từ đầu tư.
Tính cách và khả năng chấp nhận rủi ro cũng cần được cân nhắc. Bạn có chấp nhận mạo hiểm mất đi một số tiền lớn để thu lại lợi nhuận nhiều hay không.
Dạng danh mục đầu tư mạo hiểm không phù hợp với người thích an toàn. Ngược lại, danh mục an toàn sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư liều lĩnh. Hãy chọn một loại hình đầu tư phù hợp sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố kể trên,
Cần phân chia vốn cho các loại sản phẩm tài chính một cách hợp lý. Chia nhỏ những sản phẩm tài chính lớn thành các mục. Các sản phẩm tài chính nhỏ cũng có lợi nhuận tiềm năng và rủi ro khác nhau.
Ví dụ với sản phẩm cổ phiếu, có thể phân chia vốn đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực bất động sản,… Với trái phiếu có thể phân bổ số lượng thành trái phiếu ngắn hạn và dài hạn; trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp,…
Đã thiết lập một danh mục đầu tư, cần phân tích và đánh giá thường xuyên. Thay đổi về giá trên thị trường sẽ khiến tỷ trọng ban đầu thay đổi. Muốn đánh giá phân bổ nguồn vốn đầu tư, cần phân loại các khoản đầu tư theo lượng. Tiếp đến, xác định phần trăm giá trị của các khoản so với tổng thể. Các yếu tố theo thời gian có thể thay đổi là tình hình tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và nhu cầu tương lai. Nếu các điều này thay đổi, cần điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.
Xem xét các tác động của thuế đến vấn đề bán tài sản ở thời điểm hiện tại. Nhất là trước khi tái cân bằng danh mục đầu tư.
Xác định được cần giảm mã chứng khoán nào và khối lượng giảm bao nhiêu hãy quyết định xem sẽ mua mã chứng khoán nào khác để bù vào khoảng trống với số tiền thu được từ việc bán mã chứng khoán cũ.
-
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
▪️ Hotline: 033.939.9959
▪️ Địa chỉ: 88 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
▪️ Website: https://vintrust.vn/
#Vintrust #Trust_in_Us #Dich_vu_nguon